Thói quen ăn đồ tái, sống, người đàn ông mắc sán ký sinh khắp cơ thể

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Người đàn ông 50 tuổi ở Phú Thọ đau lưng, đi tiểu buốt, kết quả chụp chiếu phát hiện sán não ký sinh khắp cơ thể. Bác sĩ phỏng đoán bệnh nhân này mắc bệnh do thói quen thường ăn gỏi cá, tiết canh, nem chạo, thịt tái…

Ngày 2-7, đại diện Trung tâm Y tế Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) cho biết, bệnh nhân N. (SN 1974, trú tại xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn) được người nhà đưa đến để kiểm tra sức khỏe do xuất hiện đau vùng thắt lưng lan sang phải kèm theo tiểu buốt.

Sán ký sinh rải rác khắp cơ thể như não, ngực, tay... ông N.. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Sán ký sinh rải rác khắp cơ thể như não, ngực, tay... ông N.. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Khi bác sĩ chụp chiếu thì phát hiện ấu trùng sán rải rác khắp cơ thể bệnh nhân như não, ngực, tay chân, đường kính 3-5 mm. Ngoài ra, sau khi chụp CT-Scanner ổ bụng, các bác sĩ phát hiện hình ảnh giãn đài bể thận niệu quản phải do sỏi niệu quản 1/3 giữa, sỏi thận hai bên, sỏi túi mật, thoát vị bẹn phải gây đau thắt lưng. Hiện bệnh nhân đang điều trị tại Khoa Ngoại tổng hợp.

Ông N. cho biết thích và thường xuyên ăn thịt heo tái, tiết canh, nem chua, gỏi. Bác sĩ phỏng đoán đây là nguyên nhân bệnh nhân nhiễm sán.

BSCKI. Đinh Đại Lâm-Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh-Thăm dò chức năng (Trung tâm Y tế Thanh Sơn) cho biết, sán não là một trong những mầm bệnh nguy hiểm đối với con người. Bệnh sán não gây ra những triệu chứng hệ thần kinh như: sốt, đau đầu, chóng mặt, lên cơn co giật sùi bọt mép, trí nhớ giảm, liệt thần kinh số 7, liệt nửa người… Nhiều người bị tiêu chảy, nổi mẩn ngứa khắp cơ thể, nổi u cục dưới da, nếu ấu trùng làm tổ trong đáy mắt sẽ làm mù mắt.

99% trường hợp mắc bệnh giun sán do thói quen ăn uống, thức ăn chưa được nấu chín kỹ hoặc không hợp vệ sinh, có chứa trứng hoặc ấu trùng sán. Số ít còn lại có thể lây nhiễm sán qua da từ thói quen đi chân trần. Do đó, bác sĩ khuyến cáo người dân tuân thủ nguyên tắc vệ sinh ăn uống, không ăn thịt sống hoặc tái, không ăn thịt động vật mắc bệnh. Ăn chín, uống sôi, tẩy giun, sán định kỳ, đúng liều lượng tùy vào độ tuổi theo chỉ định của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

(GLO)- Ngày 18-12, tại TP. Pleiku, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Gia Lai tổ chức hội nghị hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.