Thi tốt nghiệp THPT: Đừng để bị 'chết' bởi 'dế cưng'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thời đại công nghệ 4.0, điện thoại di động là "dế cưng" khó xa rời  của mọi người, học sinh ở lứa tuổi trung học cũng không là ngoại lệ. Nhưng nếu mang vào phòng thi dù chỉ vô tình cũng là vi phạm "chết người".

 Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie Hà Nội, bên các học trò của mình - ẢNH M.C
Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie Hà Nội, bên các học trò của mình - ẢNH M.C



Cuối buổi thi, mẹ đang chờ đón con ở một quán cà phê gần điểm thi tốt nghiệp THPT, bấm điện thoại hỏi con… Con không bắt máy!

Trong phòng thi, còn khoảng 5 phút là kết thúc giờ làm bài, chuông điện thoại bỗng reo vang, cả phòng thi ngơ ngác… Hai giám thị không khó khăn gì để xác định vị trí phát ra hồi chuông đó.

- Em đứng dậy, lấy điện thoại cho cô.

Học sinh đứng dậy, mặt tái xanh, tay run run móc trong túi quần cái điện thoại di động vừa phát ra tiếng chuông, 2 tay cầm điện thoại nộp cho cô giám thị.

- Em xin lỗi cô, em quên…

- Em thu gom đề thi, bài thi… và đi theo cô.

Tiếng chuông định mệnh!

Mười hai năm đèn sách, chăm chỉ học hành, ôn luyện kỹ càng, chu đáo…


Là học sinh giỏi 12 năm, được thầy yêu bạn mến, cha mẹ đặt nhiều hy vọng vào cậu con trai trưởng trong nhà, đích tôn của dòng họ…

Học sinh đi thi đã ra về gần hết. Mẹ sốt ruột đứng trước cổng trường chờ con. Bấm điện thoại nhiều lần nhưng con vẫn không bắt máy.

Trong lúc đó, tại phòng hội đồng coi thi, 2 vị giám khảo và thí sinh vi phạm quy chế đang lập biên bản.

Học sinh bị đình chỉ các buổi thi còn lại, các bài thi đã làm trước đó đều bị huỷ. Học sinh này chỉ có thể dự thi tốt nghiệp THPT vào năm sau.
Câu chuyện trên làm nhiều người tiếc nuối. Chính 2 cô giáo giám thị và lãnh đạo hội đồng cũng rất đáng tiếc cho học sinh vi phạm trong tình huống này, nhưng buộc phải làm đúng quy chế.

“Tình ngay, lý gian”!

Thời đại công nghệ 4.0, điện thoại là vật “bất ly thân” của mọi người. Thói quen luôn luôn mang theo điện thoại trong người là bình thường đối với các con học sinh. Thầy cô đã dặn rất kỹ,  không được mang điện thoại di động vào phòng thi… Dù không sử dụng trong lúc làm bài thi, học sinh cũng bị đình chỉ thi.

Học hành, ôn luyện căng thẳng, các con rất biết vâng lời nhưng khó tránh khỏi những sơ suất có thể xảy ra trong 4 buổi thi. Bố mẹ nên giúp con những việc nho nhỏ nhưng quan trọng, tránh để xảy ra trường hợp đáng tiếc kể trên.

Với các con học sinh, thầy khuyên các con cẩn thận hơn nữa, đừng “bị chết” vì “dế cưng”!

Để kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay không nơi nào xảy ra “sự cố điện thoại di động”, tôi thiết tha nhờ các thầy cô giáo giám thị một điều rất cần thiết: đầu mỗi buổi thi, khi các con đã ổn định chỗ ngồi trong phòng thi, các thầy cô nhắc lần cuối kiểm tra có để quên điện thoại và đồng hồ thông minh trong người không, để các em kịp thời bỏ ra ngoài phòng thi, tránh bị đình chỉ thi một cách "tức tưởi" do lỗi vô tình!

Giám thị phải nhắc thí sinh về việc không mang điện thoại trước khi phát đề

Kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT 2021 tại các địa phương mới đây, ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Trưởng Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT quốc gia, nêu thực tế hàng năm vẫn có một số lượng thí sinh bị đình chỉ thi vì vi phạm quy chế mang điện thoại vào phòng thi.

Để hạn chế việc này, năm nay, Bộ đã ban hành Công văn 552 ngày 5.5.2021 lưu ý trước khi phát đề thi, cán bộ coi thi số 2 nhắc lại lần nữa: còn thí sinh nào mang điện thoại vào phòng thi không.

Theo Thứ trưởng Độ, năm 2020 có 38 trường hợp; năm 2019 là 72 trường hợp vi phạm do mang điện thoại vào phòng thi, như vậy vi phạm này đã giảm. Tuy nhiên, cần hướng đến một kỳ thi thành công, không có giáo viên, học sinh nào vi phạm quy chế.


Nguyễn Xuân Khang
Hiệu trưởng Trường Marie Curie Hà Nội

 

(Dẫn nguồn TNO)

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.