Thế giới cần 3,7 triệu tấn gạo, tăng tốc ở vụ lúa hè thu, thu đông

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến nhu cầu tích trữ lương thực của người dân tăng cao, dự báo nhu cầu lúa thế giới tăng 3,7 triệu tấn trong khi sản lượng có thể giảm 2,7 triệu tấn. Trong bối cảnh đó, Bộ NNPTNT đang tính đến phương án tăng thêm diện tích sản xuất lúa thu đông.

 

Có thể tăng thêm 50.000ha lúa Thu đông

Đó là một trong những giải pháp Bộ NNPTNT đang tính đến để đáp ứng nhu cầu gạo đang cao của thế giới. Theo kế hoạch, vụ Thu đông năm 2020, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ duy trì diện tích 750.000ha.

Tuy nhiên, theo dự báo, sản lượng lúa thế giới năm 2020 có thể giảm khoảng 2,7 triệu tấn, nhu cầu tăng 3,7 triệu tấn. Trong khi đó, dịch cúm Covid-19 có thể tác động đến sản xuất, xuất khẩu của một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ; nhu cầu lương thực trong nước cũng như thế giới có thể sẽ tăng do một số quốc gia và người dân có thể mua để tích trữ.


 

Thu hoạch lúa ở huyện Thới Lai (TP.Cần Thơ). Ảnh: Huỳnh Xây.
Thu hoạch lúa ở huyện Thới Lai (TP.Cần Thơ). Ảnh: Huỳnh Xây.


“Bộ sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến của thị trường để có thể điều chỉnh tăng diện tích lúa Thu đông lên khoảng 800.000 ha nếu có thể. Trước mắt, Bộ sẽ tập trung chỉ đạo xác định khung thời vụ, vùng xả lũ, cơ cấu giống cây trồng và các giải pháp kỹ thuật phù hợp cho vụ Thu đông” – Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nói.

Đối với vụ Hè thu, từ bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo sản xuất vụ Đông xuân, trong vụ Hè thu 2020, Bộ NNPTNT đang tập trung rà soát và điều chỉnh thời vụ gieo sạ để đảm bảo nguồn nước, an toàn cho sản xuất.

Đối với các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, chỉ đạo tranh thủ gieo sạ sớm nhất có thể để tranh thủ nguồn nước và hạn chế tác động của hạn vào cuối vụ. Đối với những vùng không thể tiếp cận được nguồn nước cần chủ động cắt vụ hoặc chuyển đổi sang cây trồng cạn ngắn ngày.

Đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chủ động gieo sạ sớm đối với các vùng chủ động nước, không bị tác động của hạn, mặn. Đối với diện tích bị tác động của hạn, mặn của các tỉnh ven biển (khoảng gần 300.000ha), do dự báo thời gian có mưa năm nay sẽ muộn (cuối tháng 5) nên sẽ chỉ đạo đẩy lùi thời vụ gieo sạ sang Hè thu muộn (hoặc Thu đông sớm) khi có đủ nguồn nước.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, việc chuyển dịch thời vụ này không chỉ đảm bảo an toàn cho sản xuất mà còn có nhiều ưu điểm tích cực như điều tiết năng lực sản xuất như máy móc, kho chứa... và giảm sức ép thị trường trong thời điểm thu hoạch lúa Hè Thu rộ.

Vụ Thu đông sớm sẽ được gieo trồng trong thời điểm đủ nước, giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt; thời điểm thu hoạch đã hết mưa, ít bị đổ ngã và thất thoát trong thu hoạch.

Kỳ tích vụ Đông xuân

Theo mục tiêu đề ra của Bộ NNPTNT, sản lượng thóc năm 2020 là 43,5 triệu tấn, tăng khoảng 80.000 tấn so với năm 2019, đảm bảo đủ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu khoảng 6,5 - 7,0 triệu tấn gạo.


 

Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh, vụ lúa Đông xuân 2019 - 2020 ở các tỉnh ĐBSCL đạt thắng lợi kép, cả về giá và năng suất dù tác động của hạn mặn không hề nhỏ. Ảnh: I.T
Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh, vụ lúa Đông xuân 2019 - 2020 ở các tỉnh ĐBSCL đạt thắng lợi kép, cả về giá và năng suất dù tác động của hạn mặn không hề nhỏ. Ảnh: I.T



 Các tỉnh phía Nam (bao gồm các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở vào) gieo cấy 5,021 triệu ha, sản lượng 30,4 triệu tấn thóc. Các tỉnh phía Bắc (bao gồm các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên - Huế trở ra) gieo cấy 2,343 triệu ha, sản lượng 13,1 triệu tấn thóc.

Trong đó, riêng vụ Đông xuân - vụ sản xuất quan trọng nhất trong năm, đến thời điểm này, diện tích đã thu hoạch là 1,12 triệu ha (đạt 72,7%), năng suất đạt 70 tạ/ha, tăng 2,2 tạ/ ha so với vụ Đông xuân 2018 - 2019. Toàn vùng chỉ có trên 20.000ha bị thiệt hại ở các mức độ khác nhau do tác động của hạn mặn.

Theo ông Lê Thanh Tùng – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), việc chỉ đạo chuyển dịch sớm thời vụ gieo sạ đã góp phần quan trọng tăng kim ngạch xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm (tăng 27% về sản lượng và 32,6% về giá trị) do có sản lượng thóc để xuất khẩu sớm hơn so với cùng kỳ và tăng cơ cấu giống lúa chất lượng cao.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận định, việc dự báo sớm hạn mặn, từ đó điều chỉnh thời vụ gieo cấy là nguyên nhân quan trọng giúp vụ Đông xuân giành thắng lợi toàn diện.

Theo đó, đối với vùng có nguy cơ bị tác động của hạn, mặn (tập trung chủ yếu ở 8 tỉnh ven biển thuộc ĐBSCL), Bộ đã chỉ đạo các địa phương tranh thủ gieo sạ sớm hơn 10 - 30 ngày so với trung bình nhiều năm tùy theo cụ thể từng vùng để tránh hạn, mặn.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, những giải pháp chỉ đạo sản xuất kịp thời, linh hoạt theo biến động của thời tiết sẽ là bài học để các địa phương triển khai hiệu quả vụ lúa Hè thu, Thu đông.

http://danviet.vn/tin-nong-nghiep/the-gioi-can-37-trieu-tan-gao-tang-toc-o-vu-lua-he-thu-thu-dong-1069942.html

Theo Khánh Nguyên (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.