Thắt, mở linh hoạt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Mặc dù tăng trưởng cao nhưng nền kinh tế Việt Nam chưa quay về mức tiềm năng đầy đủ trong năm 2022”, đó là nhận định được các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra trong báo cáo “Điểm lại”, cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn phẩm tháng 8, công bố ngày 8-8.

Theo báo cáo, mặc dù môi trường kinh tế toàn cầu có nhiều thách thức nhưng triển vọng của nền kinh tế Việt Nam vẫn thuận lợi, theo kịch bản cơ sở.

Do tác động xuất phát điểm thấp, GDP dự kiến tăng trưởng khoảng 7,5% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023 - thời điểm mà tốc độ tăng trưởng quay về như trước đại dịch, ở mức 6,5-7%. Trong khi đó, lạm phát bình quân dự kiến rơi vào khoảng 3,8% trong năm 2022, với xu hướng tiếp tục tăng trong nửa cuối năm 2022.

“Cú sốc giá nhiên liệu dự kiến sẽ tiêu tan vào năm 2023 nhưng hiệu ứng lan tỏa vòng 2 tiếp tục diễn ra và với dự báo tốc độ tăng trưởng GDP 6,7%, dự kiến CPI tăng đến 4% trong năm 2023 trước khi giảm về 3,3% trong năm 2024”, báo cáo nêu rõ.

Vẫn theo các chuyên gia WB, với những biện pháp hạn chế đi lại được gỡ bỏ và du khách quốc tế dần quay trở lại, khu vực dịch vụ đang phục hồi mạnh mẽ. Tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế tạo, chế biến dự báo chậm lại trong ngắn hạn khi nhu cầu trên toàn cầu yếu đi.

Tuy nhiên, tiêu dùng trong nước mạnh hơn dự kiến bù đắp cho nhu cầu bên ngoài chững lại, tương tự như xu hướng tăng trưởng giai đoạn 2016-2019. Sự phục hồi của nền kinh tế trong năm 2022 tiếp tục được hưởng lợi nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng hay Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế 2022-2023.

Về đánh giá “Chính phủ tiếp tục có dư địa tài khóa dồi dào và nợ công dự kiến được duy trì bền vững”, theo các chuyên gia WB, ở góc độ nào đó, dư địa tài khóa có được hiện nay một phần do giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn so với dự toán trong mấy năm qua và thấp hơn rõ rệt so với trần nợ công 60% GDP được đặt ra trong Chiến lược nợ công giai đoạn 2021-2030 ban hành tháng 4.

Tuy nhiên, cần nhìn nhận rất rõ rằng, cho dù góp phần tạo ra dư địa tài khóa, thách thức thực sự của việc các chương trình đầu tư công liên tục không đạt kế hoạch nằm ở những yếu kém trong triển khai. Dư địa tài khóa tuy còn nhưng dòng đầu tư vẫn ách tắc thì hiệu quả của chính sách tài khóa tất yếu không như mong đợi.

Cho đến nay, vì lạm phát cơ bản vẫn được kiểm soát và nền kinh tế tăng trưởng dưới mức tiềm năng nên chính sách tiền tệ nới lỏng được coi là phù hợp. Tuy nhiên, nếu lạm phát tăng trở lại, có thể vượt chỉ tiêu 4%, thì Ngân hàng Nhà nước cần sẵn sàng chuyển sang thắt chặt tiền tệ để kìm lại lực lạm phát bằng cách tăng lãi suất và thắt lại cung tiền.

Bên cạnh đó, để “không ai bị bỏ lại phía sau” như Đảng và Nhà nước khẳng định, chúng ta cần mở rộng mạng lưới an sinh xã hội có mục tiêu, giúp các hộ nghèo và dễ tổn thương chống đỡ lại tác động của các cú sốc giá nhiên liệu và lạm phát gia tăng. Và, để đảm bảo tính “có mục tiêu” thì chính sách tài khóa cần “mở” linh hoạt.

Đó là rà soát lại phương án cắt giảm thuế bảo vệ môi trường và dự kiến cắt giảm thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu xăng dầu - vốn được coi là không rõ mục tiêu và khả năng hạn chế tiêu dùng cũng ít hiệu quả. Còn về lâu về dài, cần tăng cường chiều sâu những cải cách cơ cấu toàn diện nhằm giúp nền kinh tế phát triển bao trùm hơn với khả năng chống chịu cao hơn.

Theo ANH THƯ (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Tìm thầy cho bóng đá Việt

Tìm thầy cho bóng đá Việt

Hôm qua 3-5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chính thức công bố HLV người Hàn Quốc Kim Sang-sik sẽ dẫn dắt đội tuyển quốc gia và U23 nam trong thời hạn gần 2 năm với các mục tiêu cụ thể tại AFF Cup 2024 và SEA Games 2025.
Giải nhiệt cho đô thị

Giải nhiệt cho đô thị

Hầu hết các đô thị ở phía nam hiện đang rất bức bối với các ngày nắng nóng cực đoan, khi mà nhiều nơi nhiệt độ không khí ngoài đường phố có lúc ghi nhận lên đến 44 - 45 độ C.
Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.