Bảo đảm thu nhập cho nông dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thay vì tập trung vào các loại gạo phổ thông, cần chuyển hướng sang các sản phẩm có giá trị cao như gạo hữu cơ, gạo thơm đặc sản.

Cuối năm 2024, Việt Nam ghi nhận một năm xuất khẩu (XK) gạo đạt kỷ lục với sản lượng và kim ngạch cao nhất sau 35 năm nước ta quay lại thị trường XK gạo thế giới

Tuy nhiên, những ngày đầu năm 2025, giá lúa nội địa đang giảm mạnh, khiến nhiều nông dân vùng ĐBSCL bất an.

Theo ghi nhận tại các tỉnh ĐBSCL, giá lúa tươi như IR50404, OM5451 và Đài Thơm 8 giảm từ 500-700 đồng/kg so với tháng trước, dao động từ 5.200-6.000 đồng/kg. Trong khi đó, chi phí sản xuất, từ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đến nhân công, đều tăng cao khiến lợi nhuận của nông dân bị thu hẹp, thậm chí không đủ bù đắp chi phí sản xuất.

Một nghịch lý lớn là năm 2024, Việt Nam XK gạo đạt kỷ lục về sản lượng và kim ngạch. Giá gạo XK trung bình đạt 611 USD/tấn, tăng 15% so với năm trước. Tuy nhiên, giá lúa trong nước lại không thể duy trì xu hướng tích cực này, khiến nông dân chịu thiệt.

Vì sao giá lúa giảm?

Thứ nhất là do tồn kho lớn sau thu hoạch: Sau vụ thu đông, nguồn cung lúa tăng mạnh, dẫn đến áp lực dư thừa cục bộ. Đặc biệt, thời điểm này trùng với mùa chuẩn bị gieo sạ vụ đông xuân - vụ lúa chính trong năm.

Thứ hai là tác động của thị trường xuất khẩu: Dù giá gạo XK năm 2024 cao nhưng hợp đồng mới trong đầu năm 2025 chưa ký kết kịp thời, dẫn đến chậm tiêu thụ lúa gạo. Nhiều doanh nghiệp (DN) chế biến gạo đang chờ tín hiệu thị trường, trong khi các quốc gia nhập khẩu như Philippines, Indonesia… giảm mua vì đã tích lũy đủ dự trữ.

Thứ ba, thiếu liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ: Mô hình liên kết chuỗi giá trị lúa gạo vẫn còn yếu. Nhiều nông dân chưa tham gia vào các HTX hoặc mô hình liên kết với DN, dẫn đến tình trạng "được mùa, mất giá". Các DN XK gạo cũng chưa có kế hoạch thu mua ổn định, gây ra tâm lý bị động trên thị trường.

Vì vậy, cần có các giải pháp kịp thời và dài hạn nhằm ổn định giá lúa, bảo đảm thu nhập cho nông dân.

Trước tiên, cần đẩy mạnh thu mua để giúp giảm áp lực nguồn cung và góp phần ổn định giá lúa. Kế tiếp là tăng cường liên kết chuỗi giá trị, thúc đẩy mô hình HTX kiểu mới: nông dân, DN và nhà quản lý cùng tham gia chuỗi giá trị, giúp nông dân tiếp cận thị trường tốt hơn, giảm thiểu rủi ro về giá cả và tiêu thụ. Đồng thời, DN cần cam kết hợp đồng thu mua lúa gạo ngay từ đầu vụ để tránh tình trạng ép giá vào cuối vụ. Cuối cùng, thúc đẩy đa dạng hóa sản phẩm và thị trường. Thay vì tập trung vào các loại gạo phổ thông, cần chuyển hướng sang các sản phẩm có giá trị cao như gạo hữu cơ, gạo thơm đặc sản. Mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước châu Phi, châu Mỹ và châu Âu cũng là chiến lược cần thiết để giảm phụ thuộc vào các thị trường truyền thống.

Giá lúa giảm vào thời điểm giáp Tết là hồi chuông cảnh tỉnh về tính bền vững trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Trong bối cảnh Việt Nam đã đạt kỷ lục về XK gạo, cần có những chính sách đồng bộ để bảo vệ người trồng lúa. Giải quyết bài toán giá cả không chỉ là vấn đề kinh tế, mà còn là trách nhiệm xã hội, bảo đảm đời sống ổn định cho hàng triệu nông dân vùng ĐBSCL.

Theo NLĐO

Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Theo Bộ Nội vụ, quy mô công chức, viên chức dự kiến giảm 20%, tương đương 100.528 người (không tính viên chức y tế và giáo dục). Chủ trương tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước là đúng đắn. 

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập hồi đầu năm nay, nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã vào cuộc triển khai nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật để thực hiện.

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống người dân.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Giảm tải cho học sinh

Giảm tải cho học sinh

Không phải ngẫu nhiên mà phát ngôn mới đây của lãnh đạo vụ chức năng thuộc Bộ GD-ĐT về việc 'bắt buộc' dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT lại làm dậy sóng dư luận đến vậy.