Tránh 'lệch pha' giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Câu chuyện tăng trưởng kinh tế năm 2024 đã khép lại sau nhiều dự báo với các kịch bản khác nhau, khi Tổng cục Thống kê mới đây công bố đạt mức 7,09%.

Trong một diễn biến khác, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng công bố mức tăng trưởng tín dụng tính đến thời điểm 31-12-2024 là 15,08%. Đây là sự phù hợp giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế.

Câu chuyện tăng trưởng kinh tế năm 2024 đã khép lại sau nhiều dự báo với các kịch bản khác nhau, khi Tổng cục Thống kê mới đây công bố đạt mức 7,09%. Trong một diễn biến khác, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng công bố mức tăng trưởng tín dụng tính đến thời điểm 31-12-2024 là 15,08%. Đây là sự phù hợp giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế.

Năm 2025, chắc chắn kịch bản sẽ khác, khi mà mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 của Quốc hội đặt ra là 7%, trong khi Chính phủ kỳ vọng sẽ đạt 8% hoặc hơn thế nữa. Ở đây có ba vấn đề cần phải lưu ý.

Thứ nhất, con số tăng trưởng kinh tế mà Chính phủ kỳ vọng và con số chỉ tiêu Quốc hội giao sẽ cần phải xác định đâu là mục tiêu chính. Bởi để kịch bản tăng trưởng kinh tế là 7% vào năm 2025 và cùng với đó dự kiến tổng mức tín dụng tăng 16% như NHNN đưa ra thì vốn tín dụng bơm ra nền kinh tế trong năm nay sẽ cao hơn mức năm 2024. Còn nếu với kịch bản tăng trưởng kinh tế là 8% như Chính phủ kỳ vọng thì với tổng mức tín dụng dự kiến tăng 16% như NHNN đưa ra thì sẽ không đủ.

Thứ hai, trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, tăng trưởng kinh tế - đặc biệt là của khu vực ngoài Nhà nước - vẫn phải dựa vào nguồn vốn tín dụng là chủ yếu, trong khi động lực mới cho tăng trưởng kinh tế chưa rõ ràng, điều này cũng hàm ý rằng, việc xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng vốn tín dụng là điều rất cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Thứ ba, vấn đề cần quan tâm nhất trong năm nay là sử dụng hiệu quả vốn vay ở mức độ nào. Hay nói đúng hơn, doanh nghiệp có thể tăng được hiệu quả từ nguồn vốn vay tín dụng hay không cũng là vấn đề rất quan trọng. Thực tế, hiện nay nhiều ngân hàng rất mong muốn cho vay vốn, song hiệu quả vốn tín dụng không cao nên đã làm hạn chế khả năng trả nợ, khả năng chịu đựng lãi suất và khiến ngân hàng cũng e ngại. Bởi trong những năm qua, kể từ trong và sau đại dịch Covid-19, Việt Nam đang áp dụng chính sách hoãn, giãn nợ. Năm 2025, liệu NHNN có tiếp tục hoãn, giãn nợ nữa hay không, đây là điều mà các doanh nghiệp đang quan tâm lúc này. Bởi tính đến thời điểm hiện nay, Chính phủ và NHNN vẫn chưa có bất kỳ văn bản nào đề cập đến việc có kéo dài hoãn, giãn nợ hay không.

Như vậy, sẽ dẫn đến có hai trường hợp xảy ra; một là, nếu tiếp tục chính sách kéo dài hoãn, giãn nợ, thì tình hình hoạt động doanh nghiệp và tăng trưởng tín dụng dường như sẽ vẫn như cũ. Hai là, nếu Chính phủ và NHNN chấm dứt chính sách hoãn, giãn nợ như đã nói trên thì có thể từ năm nay, áp lực trả nợ ngân hàng của các doanh nghiệp còn lớn hơn rất nhiều so với áp lực nhu cầu vay nợ. Do đó, nhu cầu vốn tín dụng, hay khả năng hấp thụ vốn từ ngân hàng bơm ra sẽ bị hạn chế.

Từ những vấn đề trên, kịch bản tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tín dụng như thế nào trong năm 2025, tỷ lệ nào là phù hợp, là tương ứng với nhau, sẽ rất cần phải cụ thể. Bởi giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tín dụng cần phải có sự “đồng điệu”, tránh sự “lệch pha”.

Điều này gợi nhớ đến bối cảnh kinh tế năm 2006-2007, khi chúng ta cũng có những tham vọng về tăng trưởng kinh tế, thậm chí lên mức hai con số. Thế nhưng, chúng ta đã không thể tìm ra được cơ sở, hay đúng hơn là động lực mới có tính đột phá khả quan để có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lên hai con số, cuối cùng, khi ấy đã dựa vào việc bơm vốn tín dụng. Một bằng chứng rõ nhất là khi ấy ngân hàng đã bơm vốn tín dụng vào nền kinh tế lên mức cao kỷ lục, thậm chí đạt tới 53,4% vào năm 2007. Hệ quả nhãn tiền là những năm sau đó, năm 2008 và 2010-2011, thay vì kinh tế tăng trưởng hai con số thì chúng ta đã phải đối mặt với lạm phát hai con số.

Năm 2025 và những năm tiếp theo nữa, dù vẫn hướng đến tăng trưởng kinh tế là 8%-9% hoặc có thể cao hơn, song nhất quyết không thể dựa vào công cụ là bơm tín dụng một cách quá mức như giai đoạn 2006-2007. Chúng ta không nên tăng trưởng bằng mọi giá mà nhất là tăng trưởng thông qua kích thích tín dụng để bơm tiền ra nền kinh tế trong khi cấu trúc nội tại của nền kinh tế vẫn chưa có sự thay đổi cơ bản để có thể hấp thụ. Từ những bài học trong quá khứ cho thấy, những thay đổi về mục tiêu và cách thức điều hành các chính sách vĩ mô cần phải căn cơ, bài bản, kỹ trị hơn, tránh duy ý chí.

Theo TS VŨ ĐÌNH ÁNH (Chuyên gia kinh tế Bộ Tài chính/SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Niêm yết giá, luật đã có sao chưa làm?

Niêm yết giá, luật đã có sao chưa làm?

Quán bún riêu nổi tiếng có tuổi đời chục năm ở Hà Nội đã bị đóng cửa ngay đầu năm mới, do hành khách tố phải trả 1,2 triệu đồng cho 3 bát bún. Khi bị dư luận phản ứng và cơ quan chức năng vào cuộc thì chủ quán thanh minh là "nói đùa" khi tính tiền.

Giải thoát hơn giải hạn

Giải thoát hơn giải hạn

Năng lượng tốt lành đầu năm đáng ra trở thành động năng cho mọi người vào một năm mới an lạc, thế nhưng nhiều người hằn sâu trong tâm trí sự ám ảnh cố hữu: nam sợ La Hầu, nữ sợ Kế Đô, Thái Bạch mất sạch cửa nhà...

Để Việt Nam phát triển nhân lực AI

Để Việt Nam phát triển nhân lực AI

Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã đặt ra nhiều thách thức lớn cho các trường ĐH trong việc định hướng, đổi mới chương trình, chiến lược đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội và thị trường lao động.

Bất cập bảo hiểm xe máy

Bất cập bảo hiểm xe máy

Với tỷ lệ bồi thường quá thấp, chính sách không còn thực sự phát huy tác dụng, đã tới lúc cơ quan quản lý nhà nước cần nghiêm túc xem xét xử lý bất cập liên quan bảo hiểm xe máy bắt buộc.

Đội ngũ tiên phong

Đội ngũ tiên phong

Nửa sau thế kỷ 20 và 1/4 đầu thế kỷ 21, hai tiếng Việt Nam đã vang khắp địa cầu như một biểu tượng của tinh thần quật cường và độc lập dân tộc; của lương tri và phẩm giá; của tinh thần đổi mới và hội nhập mạnh mẽ, thành công.

Kiên định mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Kiên định mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Qua các kỳ đại hội, Ðảng ta luôn nghiêm túc nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đề ra những quan điểm chỉ đạo đúng đắn, phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn nhằm xây dựng, hoàn thiện mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam mang bản chất dân chủ, ưu việt, tốt đẹp.

Vươn mình phát triển và thịnh vượng

Vươn mình phát triển và thịnh vượng

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Tinh thần ấy vẫn còn vẹn nguyên và trở thành nguồn cảm hứng để chúng ta vượt qua những biến chuyển khó lường của thế giới.