Rối bời vì quy định mông lung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Suốt 2 ngày sau khi Thông tư về quy chế tuyển sinh THCS, THPT được Bộ GD-ĐT ban hành, phụ huynh hốt hoảng, đứng ngồi không yên vì quy định chấm dứt hoàn toàn việc thi hay đánh giá năng lực vào lớp 6. Rồi ngay sau đó, Bộ lại ra văn bản giải thích… vẫn cho các trường đặc thù thực hiện như trước.

Quy định tuyển sinh lớp 6 của các trường đặc thù lâu nay đều được đưa vào quy chế, nay Bộ GD-ĐT "bỏ lửng" khiến dư luận hoang mang rồi lại phải giải thích và ra văn bản hướng dẫn.

Thông tư quy định quy chế tuyển sinh THCS, THPT được Bộ GD-ĐT ban hành gây nhiều xôn xao nhưng có lẽ bất ngờ và gây lo lắng nhất là đã không đả động gì đến việc tuyển sinh lớp 6 của những trường đặc thù không phân tuyến tuyển sinh vốn tồn tại hàng chục năm nay.

Điều khiến dư luận "tá hỏa" hơn là khi "người của Bộ" khẳng định quy định như vậy nghĩa là sẽ chỉ còn một hình thức xét tuyển cho tất cả các loại hình trường. Các trường đặc thù từ năm 2018 đến nay tuyển sinh bằng các hình thức xét tuyển kết hợp với đánh giá năng lực, phỏng vấn, khảo sát… khi tiếp cận thông tư này cũng rơi vào tình trạng rối bời.

Điều đáng nói, trong các dự thảo quy chế và dự thảo gần nhất lấy ý kiến xã hội trước khi ban hành vẫn giữ hai phương thức tuyển sinh vào lớp 6 như những năm vừa qua, nhưng khi ban hành chính thức, quy định cho các trường đặc thù không còn nữa.

Suốt 2 ngày sau khi quy chế được công công bố, rất nhiều ý kiến thể hiện lo lắng nhiều hơn đồng tình. Đáng ngại nhất là nguy cơ lặp lại tình trạng "làm đẹp" học bạ, học sinh lao vào các cuộc thi đầy toan tính để "chạy đua" tìm kiếm giải thưởng cho hồ sơ xét tuyển như những năm trước 2018.

Rồi cũng bất ngờ không kém là cách xây dựng và ban hành quy chế. Sau 2 ngày để dư luận "bấn loạn", đại diện Bộ GD-ĐT lên tiếng giải thích rằng tựu trung lại thì Bộ vẫn cho các trường THCS đặc thù kết hợp giữa xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực để tuyển lớp 6 như lâu nay vẫn làm. Ngay sau đó, Bộ ra một văn bản gửi các sở GD-ĐT để các sở hướng dẫn thực hiện.

Có người than quy định của Bộ GD-ĐT về vấn đề rất quan trọng như tuyển sinh nhưng lại nửa vời và mông lung như một… trò đùa, đọc xong nếu không hỏi được cơ quan soạn thảo thì ai hiểu thế nào cũng được. Người thì ví chính sách tuyển sinh của Bộ cũng quay vòng không khác gì xu hướng thời trang khi mà tuyển sinh lớp 6 trường đặc thù 10 năm gần đây cứ lặp lại các quy định thi - cấm thi rồi lại thi - cấm thi…

Không chỉ với việc tuyển sinh lớp 6 mà những quy định về cộng điểm hay tuyển thẳng vào lớp 10 trong quy chế mới cũng rất trúc trắc, khó hiểu, thậm chí là hiểu sai. Toàn bộ đối tượng chịu tác động trực tiếp bởi quy chế này gồm học sinh, phụ huynh và cả giáo viên, các trường cũng phải chờ Bộ giải thích, làm rõ.

Thông tư ban hành quy chế là văn bản pháp lý quan trọng nhất trong thi cử, tuyển sinh nên đòi hỏi phải rành mạch, dứt khoát từng câu, từng ý, từng điều, từng khoản chứ không phải là những quy định có thể hiểu nhiều nghĩa hoặc bỏ lửng để thăm dò dư luận.

Có như vậy, địa phương mới có thể thống nhất thực hiện và người dân cũng không bị làm khó khi căn cứ vào đó giám sát, chấp hành.

Theo Tuệ Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.