Thạp dưa của nội

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Khắp xóm núi, chắc chỉ nhà nội tôi mới có đám môn tươi tốt dường ấy. Chẳng biết nội xin từ đâu, trồng lúc nào nhưng từ khi còn nhỏ, tôi đã thấy những hàng môn xanh rì, lá to như chiếc quạt quanh thềm giếng.

Đất bazan màu mỡ cộng với nguồn nước dồi dào khiến những tàu môn mặc sức vươn cao khiến ai đi qua cũng phải tấm tắc khen.

Môn nội tôi trồng là giống “môn ngọt” để ăn tươi hoặc làm dưa, lá hơi tròn, dễ nhận biết nơi cái chấm đỏ trên đỉnh tàu gần giữa tâm lá. Sau này, nội có trồng thêm giống môn bạc hà vừa ăn tươi vừa có thể lấy củ. Nhưng tàu môn bạc hà ăn tươi không ngon bằng tàu môn ngọt. Có đám môn nhà, nồi canh chua, canh rau hàng bữa lại thêm phần ngon ngọt.

Vậy nhưng, nội trồng môn chủ yếu là để thu hái những tàu lá già đủ độ về làm dưa. Trong nhà nội lúc nào cũng sẵn chiếc thạp (vại lớn có nắp đậy) dưa môn, ăn hết thạp này sẽ có ngay thạp khác.

Làm dưa môn không khó: cắt những tàu môn đem phơi 1 ngày cho héo, tước lớp vỏ ngoài, cắt ra từng đoạn nhỏ đem phơi tiếp 2 hôm dưới nắng. Cho môn héo vào chậu nước muối bóp kỹ cho ra hết nhựa mới đem xếp lớp vào thạp. Cho nước muối sạch ngập lượng môn vừa xếp, kèm thêm ít nước vo gạo để môn nhanh chua.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Bài học muối dưa môn đơn giản chỉ có vậy. Lúc nhỏ, nghe nội chỉ đi chỉ lại cho cô tôi nhiều tới mức chính tôi cũng… thuộc lòng. Nghe đơn giản, nhưng không nắm rõ quy trình vẫn có lúc bị “mất ăn”.

Lần đó, cô tôi bận việc, tôi “tài khôn” xăng xái lãnh phần làm thế. Tôi làm theo đúng lời nội chỉ, nhưng kết quả dưa không ăn được phải đổ bỏ cả thạp do bị... ngứa! Hỏi rõ đầu đuôi, nội cười ngất: Do con bóp nước muối không kỹ.

Còn nữa: Lúc tước vỏ tàu môn con có bỏ sót cái tim (tàu lá môn non còn ở chế độ cuốn) nào trong ruột tàu không? Vậy là đúng rồi, nội hỏi tôi mới nhớ: Cái tim môn nhỏ xíu nằm trong ruột những tàu môn đứng giữa tôi nghĩ là vô hại nên không bỏ đi. Muối dưa môn chỉ cần để sót một cái tim đã đủ ngứa đến phỏng họng huống chi tôi lại “bỏ quên” chúng.

Thời bao cấp kinh tế khó khăn, thạp dưa môn muối chua gần như thành món ăn thường trực trong bữa cơm gia đình. Dưa môn dễ ăn, nấu canh chua cũng tốt. Xé nhỏ trộn gỏi cùng đậu phộng tép rang xúc bánh tráng nướng càng hay.

Nhưng ngon nhất vẫn là dưa môn kho cá. Dưa môn muối giúp khử sạch vị tanh, còn làm cho miếng cá thơm, mềm mà không bở. Mùa đông, ăn cơm nóng với cá kho dưa môn mới thấy mức độ hao cơm của món ăn tưởng chừng dân dã ấy tới mức nào.

Tôi xa xóm núi đã lâu. Mỗi bận về thăm nội, hàn huyên dòm trước ngó sau xong lại lập tức chạy ù xuống bếp xem có còn… thạp dưa môn ngày cũ. Cái thạp to đùng giờ trống trơ.

Nội giờ đã già, đi đứng lụm cụm. Tới bữa cơm hỏi dưa môn đâu, nội run run chỉ tay vào cái lọ nhựa trong đựng dưa môn muối xổi do sắp nhỏ mua ngoài siêu thị; rồi cười món mém: giờ bây đi hết, còn ai đâu!

Có thể bạn quan tâm

Thân Thương loài hoa của núi - Dã quỳ

Thân thương loài hoa của núi

(GLO)- Khi những cơn mưa cuối mùa khép lại báo hiệu mùa khô Tây Nguyên đã đến, những dải hoa dã quỳ (còn có tên cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại,…) bắt đầu vươn mình khoe sắc. Những đóa hoa dã quỳ nhỏ bé, tràn đầy năng lượng và sức sống, tạo nên những dải sóng đồi vàng rực, mê hoặc lòng người.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nhớ mùa cà phê

(GLO)- Lâu lắm rồi, tôi mới có 1 ngày nghỉ rớt vào giữa tuần. Vui vẻ tận hưởng ngày nghỉ đột xuất cũng là một cách để hưởng thụ cuộc sống. Tôi lấy điện thoại ra gọi bạn. Sau một hồi chuông dài, tôi nghe tiếng bạn giữa vô số thanh âm ồn ào. Bạn nói đang bận hái cà phê.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn quê giữa phố

(GLO)- Chẳng biết chủ vườn là ai nhưng tự nhiên lại thấy mến khi họ đã mang chút hương đồng gió nội vào chốn phố xá chật chội. Vườn có rau cải ngồng, diếp cá, rau lang, chuối xanh... Bao nhiêu món rau quê cứ thế bày biện.

Bạn đã bao giờ đứng trên đồi thông Ia Dêr của huyện Ia Grai nhìn về phố núi Pleiku để quan sát những biến ảo của thiên nhiên, sự vật, con người?

Khúc ca trên đồi

(GLO)- Bạn đã bao giờ đứng trên đồi thông Ia Dêr của huyện Ia Grai nhìn về phố núi Pleiku để quan sát những biến ảo của thiên nhiên, sự vật, con người?

Ký ức rạ rơm

Ký ức rạ rơm

Tôi đã sống trọn một ngày ở ngôi làng xa lạ ấy. Đó là quãng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng hết sức vui vẻ với một người đã mệt nhoài, rã rượi với công việc, đã ho khan với khói bụi thành phố.

“Gió mùa đông bắc se lòng”

“Gió mùa đông bắc se lòng”

(GLO)- Những ngày này, trời trở lạnh. Những cơn gió đượm sắc đông thấm sâu vào từng góc phố, hàng cây, ngôi nhà... Người ta thường nói rằng, khi đông về, trong lòng mỗi người dường như thường dâng lên một nỗi buồn man mác.

Áo bà ba

Áo bà ba

(GLO)- Đang mua hàng thì bỗng nhiên tôi cảm thấy có người phía sau nhìn mình. Tôi quay đầu lại và bất giác mỉm cười chào chị.

Gửi lại trên đồi

Gửi lại trên đồi

(GLO)- Đôi khi, một chuyến đi xa chỉ chừng mấy mươi cây số cũng đủ khiến chúng ta bước ra khỏi cái vòng quẩn quanh thường nhật, thu lấy một ít năng lượng mới trước khi mình bị “mòn” đi bởi những trật tự cũ càng.

Chênh chao mùa về

Chênh chao mùa về

(GLO)- Những ngày này, mưa dường như đã ngừng rơi. Khoảng mênh mông bao la chờn vờn mây trắng bỗng trở thành phông nền cho bức tranh thiên nhiên vời vợi nắng. Gió cũng đã thao thiết trở mùa.

Chiếc áo ấm cũ

Chiếc áo ấm cũ

Mấy ngày nay trời trở lạnh. Mẹ lúi húi dọn tủ đồ, rồi lấy ra chiếc áo len đã cũ, phần ống tay đen nhẻm, lại còn bị bung chỉ một đoạn. Thay vì bỏ đi, mẹ vuốt ve rồi lấy kim chỉ ra khâu khâu vá vá.

Về trong tiếng gió

Về trong tiếng gió

(GLO)- Nhiều khi, tôi thấy gió thổi trống không phía sau lưng mình. Thời gian vừa thoáng như chồi biếc đã thấy lá vàng, chẳng để lại gì nhiều nhưng đủ gợi những vời vợi nhớ thương trong cuộc đời.

Vệt phố

Vệt phố

(GLO)- Nương náu phố núi hơn 40 năm ròng nhưng hình như tôi chưa kịp hiểu hết những ngõ ngách thẳm sâu trong lòng phố.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Hoài niệm thư tay

(GLO)- Khi ngồi bên hiên nhà cùng cơn mưa cuối mùa, tôi lại nhớ về những người bạn thân từ thuở nhỏ. Đã mấy lần cầm điện thoại, định gọi hoặc nhắn tin trong nhóm, nhưng rồi lại thôi.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bữa cơm ngoài đồng

(GLO)- Tôi sinh ra từ làng, lớn lên cùng cánh đồng mỗi năm 2 vụ chính. Thuở ấu thơ, tôi và cánh đồng cùng đi qua những mùa mưa nắng, cùng đằm vị mồ hôi chát mặn của cha mẹ và niềm vui lan tỏa của những bữa cơm ngoài đồng.

“Có nỗi nhớ không mang tên”

“Có nỗi nhớ không mang tên”

(GLO)- Chiếc xe khách lướt êm trên quốc lộ 14 uốn lượn theo những hàng thông. Mặt trời đã ở phía sau lưng, hoàng hôn lộng lẫy dát vàng lên những tàng cây cao vút. Khi bước chân tôi chạm vào vùng đất đỏ bazan thì sương mù cũng vừa bảng lảng.