Thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 28-4, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã ký Quyết định số 1234/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại tỉnh Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.

Tại Quyết định này, Bộ GD-ĐT giao Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị thành lập Phân hiệu của trường tại tỉnh Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai theo quy định của pháp luật.

Theo Đề án thành lập, Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại tỉnh Gia Lai được đặt tại vị trí hiện tại của Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai (126 Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku). Ảnh: Internet
Theo Đề án thành lập, Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại tỉnh Gia Lai được đặt tại vị trí hiện tại của Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai (126 Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku). Ảnh: Internet

Theo Đề án thành lập, Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại tỉnh Gia Lai được đặt tại vị trí hiện tại của Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai (126 Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku). Phân hiệu sẽ gồm các khoa: Giáo dục THCS, Sư phạm Nghệ thuật, Khoa Sư phạm Công nghệ; 1 trường mầm non sư phạm thực hành và 1 trường phổ thông liên cấp (tiểu học, THCS và THPT Sư phạm thực hành); 1 Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng; 1 Phòng Hành chính-Quản trị.

Dự kiến những năm đầu, Phân hiệu có quy mô đào tạo đại học cho khoảng 800 sinh viên/năm ở các mã ngành: Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, Sư phạm Khoa học Tự nhiên, Sư phạm Công nghệ, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm tiếng Anh, Sư phạm Lịch sử-Địa lý, Giáo dục công dân, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật và Giáo dục thể chất.


Ngoài ra, Phân hiệu cũng sẽ đào tạo khoảng 300 học viên/năm đối với chương trình thạc sĩ và khoảng 50 nghiên cứu sinh/năm đối với chương trình tiến sĩ; đồng thời, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên các cấp đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT bình quân 15-30 ngàn lượt/năm.

Bên cạnh đó, tại Phân hiệu còn tiến hành các hoạt động khác như: bồi dưỡng tiếng Việt cho lưu học sinh Lào, Campuchia; bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức và cho giáo viên dạy tiếng dân tộc nhằm đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Riêng các trường sư phạm thực hành tại Gia Lai, mỗi năm, bậc mầm non dự kiến sẽ tuyển sinh 420 trẻ/14 lớp; bậc tiểu học có 6 lớp với 210 học sinh; bậc THCS và THPT quy mô có 10 lớp với 300 học sinh.

Việc thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai sẽ góp phần duy trì và mở rộng quy mô đào tạo; đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT cũng như nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh Gia Lai nói riêng, khu vực Tây Nguyên nói chung.

Có thể bạn quan tâm

Cô Nguyễn Thị Thúy Nga-Giáo viên Trường Tiểu học Phan Chu Trinh hướng dẫn các em học bài. Ảnh: V.C

Điểm sáng về giáo dục học sinh toàn diện ở Phú Thiện

(GLO)- Lấy chất lượng học sinh làm thước đo hiệu quả giáo dục, Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, trở thành điểm sáng trong đào tạo học sinh toàn diện và mũi nhọn tại địa phương.

Phụ cấp giáo viên: Một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề

Phụ cấp giáo viên: Một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) đề xuất xây dựng Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi đối với viên chức trong các cơ sở giáo dục công lập. Trong đó, một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề để phù hợp hơn với mức độ phức tạp công việc.