Thành lập Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 189/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt tỉnh Gia Lai.

Ban Quản lý hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm, cơ cấu gồm: Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực khoa giáo-văn xã làm Trưởng ban; Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch làm Phó Trưởng ban; chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố nơi có di tích quốc gia đặc biệt là thành viên.

Một góc di tích quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai). Ảnh: Huỳnh Bá Tính

Một góc di tích quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai). Ảnh: Huỳnh Bá Tính

Ban Quản lý chịu sự chỉ đạo, quản lý toàn diện, trực tiếp của UBND tỉnh; sự chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch.

Ban Quản lý có nhiệm vụ xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm về công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích gắn với phát triển du lịch địa phương; tổ chức thực hiện việc quản lý và bảo tồn, phát huy giá trị di tích theo thẩm quyền, trong đó có hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, quản lý hồ sơ, tài liệu, bảo quản và trưng bày tài liệu, hiện vật, mô hình…liên quan đến di tích.

Đồng thời tổ chức tuyên truyền, quảng bá, vận động người dân, du khách và các nguồn lực khác cùng tham gia bảo vệ, phát huy giá trị di tích; hướng dẫn tham quan và tổ chức các hoạt động du lịch, dịch vụ du lịch tại các điểm di tích, cụm di tích quốc gia đặc biệt theo quy định.

Lễ cúng Quý Xuân tại Tổ đình An Khê, thị xã An Khê. Ảnh: Ngọc Minh
Lễ cúng Quý Xuân tại Tổ đình An Khê, thị xã An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Chủ động nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh và các cơ quan quản lý chuyên môn có liên quan về các giải pháp bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của di tích. Phối hợp với cơ quan chuyên môn và chủ đầu tư trong công tác tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, tổ chức các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, nghi lễ, lễ hội tại di tích theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Mùa nấm mối

Mùa nấm mối

(GLO)- Đã 3 mùa mưa qua, khu vườn nhà tôi đều xuất hiện nấm mối. Những búp nấm nhú lên mặt lá ủ sau một thời gian dài ủ meo mầm, khi gặp cơn mưa đầu mùa rồi nắng lên vài hôm, có cơn mưa tiếp theo là những tai nấm mối thân trắng, núm đầu dù màu xám đội lên từng khóm.

Dã quỳ trong sương đêm

Dã quỳ trong sương đêm

(GLO)- Dã quỳ là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, kiêu hãnh. Khi gợi nhắc sắc hoa màu nhớ, người ta thường nghĩ đến màu vàng rực rỡ trong nắng ban mai, trong buổi bình minh hé giấc hay rực ấm lúc chiều tà.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Thương hoài bếp lửa

Thương hoài bếp lửa

(GLO)- Ở quê, mẹ tôi vẫn dùng bếp củi. Mỗi lần về quê, tôi rất thích ngồi bên bếp lửa ấy, thi thoảng lại dụi đầu vào vai mẹ. Ngọn lửa tí tách reo vui gọi về trong tôi biết bao kỷ niệm ấu thơ.

Thân Thương loài hoa của núi - Dã quỳ

Thân thương loài hoa của núi

(GLO)- Khi những cơn mưa cuối mùa khép lại báo hiệu mùa khô Tây Nguyên đã đến, những dải hoa dã quỳ (còn có tên cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại,…) bắt đầu vươn mình khoe sắc. Những đóa hoa dã quỳ nhỏ bé, tràn đầy năng lượng và sức sống, tạo nên những dải sóng đồi vàng rực, mê hoặc lòng người.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Trải nghiệm lễ hội dân gian Tây Nguyên

InfographicTrải nghiệm lễ hội dân gian Tây Nguyên

(GLO)- Phục dựng lễ mừng lúa mới giúp du khách đến với Lễ hội Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya có cơ hội trải nghiệm một trong những lễ hội dân gian độc đáo nhất của cư dân nông nghiệp Trường Sơn-Tây Nguyên.

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Đề nghị xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947

Đề nghị xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947 xã Kông Bờ La, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

Đa dạng sắc màu văn hóa nơi miền biên viễn Ia Grai

Đa dạng sắc màu văn hóa nơi miền biên viễn Ia Grai

(GLO)- Diễn ra song song với Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh, Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai năm 2024 và phiên chợ giới thiệu các sản phẩm đặc trưng địa phương đã mang đến cho du khách một không gian văn hóa Tây Nguyên đầy màu sắc nơi miền biên viễn. 

Hấp dẫn hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

InfographicHấp dẫn hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

(GLO)- Khai mạc vào sáng 2-11 tại bãi bồi làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai), Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh hấp dẫn ngay lượt đua vòng loại. Những con thuyền độc mộc lao vun vút trên sóng nước tạo nên hình ảnh ấn tượng, đầy cảm xúc trên dòng sông huyền thoại.