"Thảm họa" chính tả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phải nhìn nhận rằng trên các trang báo của Báo Gia Lai gần như không thể tìm ra lỗi chính tả. Nhưng sự chỉn chu của một vài tờ báo không khỏa lấp được những lỗi chính tả rất ngô nghê, rất sơ đẳng đang xuất hiện đầy rẫy trên truyền thông, trên mạng xã hội. 
“Công Phượng được chiệu tập vào đội tuyển...”, “Lang mang chuyện tình cặp đôi...”, “Trước khi tuyên án, hội đồng xét xử tập chung làm rõ...”-những tiêu đề, những dòng tin như thế đã khiến không ít người đọc khó chịu.
Nếu ai đó đã nói tiếng Việt là một trong những tấm “căn cước” định tính cho văn hóa dân tộc thì cách sử dụng tiếng Việt thời đại này đã cho thấy tấm căn cước tiếng Việt đang bị xuống cấp đến mức đáng hổ thẹn.
Không có một quy ước tuyệt đối nào để viết đúng chữ Việt cũng như không ai dám khẳng định rằng mình chẳng bao giờ viết sai chính tả. Ngoài quy luật sử dụng dấu hỏi-ngã-sắc-huyền, vẫn còn nhiều chữ khó phân định đúng sai: “dòng sông” hay “giòng sông” chẳng hạn, “dông tố” hoặc “giông tố”… cũng đã và đang được tranh cãi bất phân thắng bại. Những trường hợp như vậy dẫu sao cũng làm cho người ta thấy dễ chịu dù phải gân cổ cãi nhau, chứ “chục chặt” thay cho “trục trặc”, “đỗ ngả” thay vì “đổ ngã”… lại là một chuyện khác.
Chuyện sai chính tả rơi cả vào người có học vị hẳn hoi. Tất nhiên, một cô thạc sĩ, một anh tiến sĩ không phải chuyên ngành ngôn ngữ dễ chống chế, nhưng cần biết rằng viết tiếng mẹ đẻ đúng luôn là nền tảng cho mọi kiến thức. Các nhà báo, nhà văn, nhà thơ là những người mang trọng trách “văn dĩ tải đạo” nhưng cũng không ít người “trộn sạn” vào sáng tác của mình rất cẩu thả. Đọc một áng văn hay một khổ thơ đang ăm ắp nỗi niềm, bỗng vấp phải một từ viết sai cứ như cắn phải con sâu trong miếng táo thơm ngọt. Báo online rất phổ biến chuyện xem thường người đọc khi có thể nhặt sạn lỗi chính tả ở bất kỳ trang nào, kể cả các báo lớn, có thương hiệu.
Về mặt ngôn ngữ, tiếng Việt khá đa dạng ngữ âm theo vùng miền, khác biệt trong nói, nhưng viết thì cần chuẩn xác. Đấy là chính tả. Người miền Nam, miền Trung thường lẫn lộn âm có dấu hỏi, ngã, các phụ âm cuối C, T, N, NG…; người miền Bắc thường lẫn lộn các phụ âm đầu TR, CH, S, X, L, N… Tai họa nằm ở chỗ người ta nói sao viết vậy.
Trao đổi với người viết bài này, Tiến sĩ ngôn ngữ Trần Hoàng (Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh) phân tích 3 nguyên nhân dẫn đến việc sai chính tả đến từ nhà trường, ý thức tự trau dồi và cách xã hội cư xử với tiếng mẹ đẻ.
Trên ghế nhà trường, một thực tế hết sức đáng buồn là bản thân một số thầy-cô giáo không thể phân biệt sai đúng của học trò để điều chỉnh, rốt cuộc sai từ thầy đến trò. Đọc nhiều (tất nhiên có chọn lọc) là cách tự thân để điều chỉnh trong việc viết đúng; những người đọc nhiều chắc chắn là những người viết rất chuẩn chính tả. Vậy nhưng đây lại đang là cái thiếu trầm trọng của nhiều người. Cười cợt với ngôn ngữ cũng là một cách cư xử thiếu nghiêm túc. Trên mạng xã hội nhiều người đã viết bằng âm giọng quê mình như là một cách tự trào: “thâu nghe” (thôi nghe), “zìa quơ” (về quê), “ngừ te” (người ta) nhan nhản trên dòng trạng thái, trên những đoạn hội thoại.
Tiến sĩ Trần Hoàng cũng chia sẻ: “Viết đúng chính tả không chỉ là biểu hiện của một trình độ văn hóa nhất định mà còn là biểu hiện của ý thức tôn trọng cộng đồng, của lòng yêu quý tiếng nói dân tộc”. Ông cũng đơn cử cái tai hại của việc viết sai chính tả. Đó là một giai thoại vui quanh việc viết sai 1 chữ trong câu thơ của nhà thơ Nguyễn Bính: “Đêm đêm binh lính tiễu quanh thành”. Khốn nỗi, thay vì tiễu (dấu ngã, tức tuần tiễu) người ta đã in thành tiểu (dấu hỏi). Nghe xong, phải bật cười rồi rớt nước mắt cho nhà thơ. Đúng là thảm họa!
NGUYỄN SƠN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.