Thẩm định Đề án thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Chiều 2-3, ông Nguyễn Viết Lộc-Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Chủ tịch Hội đồng thẩm định thực tế Đề án thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về thẩm định hồ sơ, thực tế Đề án.

Làm việc với Hội đồng thẩm định có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch cùng đại diện lãnh đạo các Sở: Nội vụ, Tài chính, Xây dựng, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư; đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, UBND TP. Pleiku, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.

Ông Nguyễn Viết Lộc-Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Chủ tịch Hội đồng thẩm định thực tế Đề án phát biểu ý kiến. Ảnh: P.D
Ông Nguyễn Viết Lộc-Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Chủ tịch Hội đồng thẩm định thực tế Đề án phát biểu ý kiến. Ảnh: P.D

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã báo cáo Đề án thành lập phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai. Về mục tiêu thành lập Phân hiệu nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; thực hiện Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 về việc thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai; phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục và đào tạo tỉnh và các tỉnh lân cận; sử dụng có hiệu quả đội ngũ nhân lực, cơ sở vật chất hiện có của Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai; thực hiện vai trò và năng lực của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Về phương hướng quy hoạch, xây dựng cơ sở vật chất, Phân hiệu có 2 khu: khu A có tổng diện tích 55.737m2; khu B có diện tích 20.000m2. Giai đoạn 2024-2026 sẽ tập trung chỉnh trang khu A để vận hành; giai đoạn 2026-2030 lập quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 cho các khu A và khu B. Phân hiệu sẽ có các ngành đào tạo: Giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, sư phạm khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin, sư phạm ngữ văn, sư phạm toán học, tâm lý học, công tác xã hội.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh tham gia ý kiến tại buổi làm việc. Ảnh: P.D

Phó Chủ tịch UBND tỉnh tham gia ý kiến tại buổi làm việc. Ảnh: P.D

Đề án nêu rõ, việc thành lập Phân hiệu phù hợp với chủ trương, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Các ngành dự kiến triển khai ở Phân hiệu phù hợp với nhu cầu đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực của tỉnh. Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh xây dựng phân khai tài chính và lộ trình tự chủ của Phân hiệu theo lộ trình. Phân hiệu xác định phân loại mức độ tự chủ tài chính là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi thường xuyên, nhóm III, mức tự đảm bảo giai đoạn 2024-2025 là 70% chi thường xuyên và giai đoạn 2026-2030 từ 80 đến 100% chi thường xuyên.

Tại buổi làm việc, các thành viên Hội đồng thẩm định đã trao đổi ý kiến nhằm làm rõ một số nội dung trong Đề án liên quan đến quá trình triển khai thực hiện liên quan đến tổ chức biên chế, đội ngũ giảng viên, ngành đào tạo, tính khả thi trong việc tuyển sinh, vận hành phân hiệu, cơ sở vật chất...

Tham gia ý kiến tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch thông tin đến Hội đồng thẩm định Đề án một số đặc điểm, tình hình của tỉnh cũng như làm rõ một số nội dung mà các thành viên Hội đồng quan tâm; đồng thời cam kết luôn đồng hành cùng với Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm sớm thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh tiếp thu các ý kiến tại buổi làm việc, bổ sung, hoàn chỉnh Đề án và bày tỏ mong muốn Hội đồng thẩm định Đề án tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn địa phương cũng như Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh trong việc hoàn thiện Đề án và các bước tiếp theo.

Quang cảnh buổi làm việc của Hội đồng thẩm định Đề án tại trụ sở UBND tỉnh. Ảnh: P.D

Quang cảnh buổi làm việc của Hội đồng thẩm định Đề án tại trụ sở UBND tỉnh. Ảnh: P.D

Kết luận tại buổi làm việc, Chủ tịch Hội đồng thẩm định thực tế Đề án thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại tỉnh Gia Lai Nguyễn Viết Lộc nhấn mạnh: Qua đánh giá hồ sơ, khảo sát thực tế và cuộc họp Hội đồng cho thấy, Đề án thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai có cơ sở đầy đủ thủ tục pháp lý cũng như các điều kiện cần thiết. Hội đồng thẩm định sẽ tiếp tục xem xét kỹ lưỡng các nội dung Đề án và sớm có văn bản gửi Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh về những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện trước khi lập hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thay mặt Hội đồng thẩm định Đề án, ông Nguyễn Viết Lộc đề nghị lãnh đạo tỉnh tiếp tục quan tâm, hỗ trợ về các vấn đề pháp lý liên quan đến Đề án cũng như làm tốt công tác tư tưởng đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên và tham gia ý kiến vào Đề án hoàn chỉnh trước khi gửi Hội đồng thẩm định.

Có thể bạn quan tâm

Võ Đặng Ngọc Lâm: Tài không đợi tuổi

Võ Đặng Ngọc Lâm: Tài không đợi tuổi

(GLO)- Yêu thích tin học cộng với năng lực tiếng Anh tốt đã giúp em Võ Đặng Ngọc Lâm-học sinh lớp 5/3, Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (phường Ia Kring, TP. Pleiku) đạt được thành tích cao tại nhiều sân chơi tri thức.
Ươm mầm tài năng tiếng Anh trong trường học

Ươm mầm tài năng tiếng Anh trong trường học

(GLO)- Song song với các tiết học chính khóa, nhiều trường học tại huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tổ chức ngoại khóa tiếng Anh nhằm tạo môi trường cho học sinh phát triển kỹ năng nghe-nói cũng như thúc đẩy phong trào học ngoại ngữ trong nhà trường.