Thái Lan nói căng thẳng trên biên giới với Campuchia đã hạ nhiệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Căng thẳng trên biên giới Thái Lan - Campuchia đang bắt đầu hạ nhiệt, và Thái Lan mong đợi Campuchia rút quân khỏi biên giới để quay lại đàm phán song phương.

Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa ngày 3/7 cho biết, căng thẳng trên biên giới Thái Lan - Campuchia đã lắng xuống ở một mức độ nhất định vì không có cuộc giao tranh nào xảy ra, mặc dù binh lính và vũ khí vẫn được bố trí gần biên giới.

Theo ông Maris, Thái Lan lo ngại cho sự an toàn của người dân địa phương và muốn các lực lượng rút về những vị trí mà họ kiểm soát từ năm ngoái.

Ông khẳng định Thái Lan sẽ cố gắng giải quyết các vấn đề với Campuchia thông qua các kênh ngoại giao chính thức, và sẽ không đàm phán thông qua mạng xã hội.

Các sĩ quan Thái Lan mở đường cho một bệnh nhân Campuchia vượt qua biên giới đến Bệnh viện Ruamphaet ở tỉnh Surin (Thái Lan) vào ngày 30/6. (Ảnh: Bangkok Post)
Các sĩ quan Thái Lan mở đường cho một bệnh nhân Campuchia vượt qua biên giới đến Bệnh viện Ruamphaet ở tỉnh Surin (Thái Lan) vào ngày 30/6. (Ảnh: Bangkok Post)

Tại Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nattaphon Narkphanit cho biết các biện pháp mà Thái Lan áp dụng ở biên giới không gây áp lực quá mức lên người dân.

Ông cho biết biên giới không bị đóng, nhưng chỉ những người có nhiệm vụ thường xuyên liên quan đến công việc, trường học hoặc thương mại mới được phép qua lại.

Tại cửa khẩu Chong Chom ở huyện Kap Choeng (Surin), ông Nattaphon lưu ý rằng cổng biên giới phía Thái Lan đã mở, nhưng cổng phía Campuchia vẫn đóng.

"Những áp lực hiện tại không nhằm mục đích gây ảnh hưởng đến kinh tế, mà nhằm gây áp lực lên các băng nhóm tội phạm. Hiện tại, các vụ lừa đảo đã giảm đáng kể", ông cho biết.

Tướng Nattaphon cũng xác nhận, các thành viên Campuchia của Ủy ban Biên giới Chung (JBC) đã nối lại các cuộc đàm phán với các đối tác Thái Lan, và đó là một dấu hiệu tích cực. Trước đó, họ đã từ chối đàm phán và yêu cầu đưa các vấn đề biên giới ra Tòa án Công lý Quốc tế, điều mà Thái Lan phản đối.

Các quan chức Thái Lan và Campuchia tại JBC hiện đang xem xét các điều kiện để đàm phán thêm, tướng Nattaphon nói. Nếu JBC nối lại các cuộc họp, Thái Lan sẽ đề xuất rằng các lực lượng trở lại vị trí cũ để ngăn ngừa sự cố đáng tiếc và dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát biên giới.

Căng thẳng trên biên giới Thái Lan và Campuchia nổ ra sau cuộc đụng độ ngày 28/5 giữa quân đội hai nước, trong đó một binh sĩ Campuchia đã thiệt mạng.

Theo Minh Hạnh (TPO/Nguồn Bangkok Post)

Có thể bạn quan tâm

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

(GLO)- Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra mới đây tại Hà Lan, tổng thống Mỹ D. Trump gần như hài lòng việc 32 thành viên tổ chức quân sự lớn nhất thế giới nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng. Điều này ảnh hưởng gì đến Nga, cường quốc có mối liên quan chặt chẽ đến địa chính chị châu Âu?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

(GLO)- Sau khi Mỹ quyết định tấn công 3 cơ sở hạt nhân, Tehran đã phóng một loạt tên lửa và UAV vào Israel. Ten Aviv sau đó đáp trả bằng việc không kích vào thủ đô Tehran và một số khu vực. Căng thẳng chưa hết gia tăng trong khi vai trò của LHQ có phần mờ nhạt.

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

(GLO)- Sáng 22-6 (giờ Hà Nội), trong bài phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố, cuộc không kích của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran là “một chiến thắng quân sự ngoạn mục”; đồng thời, những cơ sở này đã bị “phá hủy hoàn toàn và triệt để”.

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

(GLO)- Đêm 21/6 ( sáng 22/6 theo giờ Việt Nam), Mỹ đã tiến hành tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Tổng thống Trump nói mục tiêu đã bị tiêu hủy, trong khi Iran chưa lên tiếng phản hồi. Nguy cơ xung đột lan rộng và rò rỉ hạt nhân là mối lo không chỉ với Tehran.

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

(GLO)- Tranh chấp, xung đột giữa Campuchia và Thái Lan kéo dài trong lịch sử. Cuộc đọ súng ngày 28/5 gần khu vực biên giới tỉnh Ubon Ratchathani- Thái Lan khiến tình hình thêm nghiêm trọng. 2 nước nỗ lực kéo giảm căng thẳng, trong khi chính trường Thái Lan phát sinh diễn biến khó lường.

null