TEPCO sử dụng người máy để kiểm tra nhà máy Fukushima

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) điều hành nhà máy hạt nhân Fukushima số 1 của Nhật Bản ngày 21-7 cho biết họ đang sử dụng người máy hoạt động dưới nước nhằm kiểm tra những thiệt hại đối với nhà máy này sau thảm họa động đất sóng thần năm 2011.

 



Tháng 2 vừa qua, TEPCO đã điều một người máy được điều khiển từ xa đến 1 trong 3 lò phản ứng của Fukushima, nơi mức phóng xạ đã lên cao kỷ lục.

Tuy nhiên, nhiệm vụ này đã không thể hoàn thành ở lò phản ứng số 2 do người máy không thể đến được mục tiêu nằm dưới lò cao áp, nơi được cho là có nhiên liệu hạt nhân bị nóng chảy.

Việc xác định các mảnh vỡ nhiên liệu là một phần trong quá trình nhằm chấm dứt hoạt động của nhà máy Fukushima số 1 sẽ mất tới nhiều thập kỷ.

TEPCO đã sử dụng một người máy với kích thước 30cmx13 cm đến lò phản ứng số 3 và thực hiện kiểm tra trong hai ngày 19 và 21-7. Cuộc kiểm tra ngày 19-7 cho thấy giàn giáo kim loại nằm bên trong lò cao áp trước khi thảm họa xảy ra đã biến mất.

Đến ngày 21-7, người máy đã tìm thấy các vật thể màu đen giống thạch nhũ bám vào đáy lò cao áp bị hư hại của lò phản ứng số 3. Những vật thể này có khả năng được hình thành do nhiên liệu tan chảy.

Theo TEPCO, mực nước xung quanh sâu 6,4m, vốn được bơm vào lò phản ứng để hạ nhiệt số nhiêu liệu, đã tích tụ dưới đáy lò cao áp. Thay vì hai đợt như ban đầu, TEPCO dự kiến dùng người máy kiểm tra đáy lò chứa thêm lần nữa vào ngày 22-7.

Ngày 11-3-2011, một trận động đất dưới biển đã khiến sóng dâng cao tràn vào bờ biển Đông Bắc Nhật Bản, khiến hơn 18.500 người thiệt mạng và 3 lò phản ứng của nhà máy Fukushima số 1 tan chảy. Đây được xem là thảm họa tồi tệ nhất kể từ sau vụ Chernobyl năm 1986.

Tháng 12-2016, Chính phủ Nhật Bản ước tính chi phí bồi thường, chấm dứt hoạt động và khử phóng xạ sẽ vào khoảng 21.500 tỷ yen (tương đương 192,5 tỷ USD) trong lộ trình sẽ mất tới ít nhất 4 thập kỷ do mức phóng xạ cao làm hoạt động này bị chậm lại.

Mặc dù TEPCO có trách nhiệm trang trải, song do con số này dự kiến vượt quá những ước tính ban đầu, Chính phủ Nhật Bản ngày 10/2 đã quyết định cho phép sử dụng các quỹ của nhà nước trong trường hợp công tác khử độc bị chậm trễ từ phía TEPCO.

Ngoài ra, chính phủ cũng lên kế hoạch sử dụng ngân quỹ nhà nước để xây dựng đường sá, nguồn nước và cơ sở hạ tầng khác.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Việc áp dụng, duy trì và cải tiến HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 góp phần cải thiện và nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của CQHCNN trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Nhật Hào

Gia Lai áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015

(GLO)-Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 2555/KH-UBND về triển khai hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2025.