Tăng 2 bậc, Việt Nam xếp thứ 46 chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Theo Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu 2023, Việt Nam được xếp hạng 46/132 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2022
Tiến bộ về xếp hạng chỉ số GII của Việt Nam từ năm 2017-2023 - Ảnh: Bộ KHCN cung cấp

Tiến bộ về xếp hạng chỉ số GII của Việt Nam từ năm 2017-2023 - Ảnh: Bộ KHCN cung cấp

Báo cáo GII 2023 cho thấy, Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện thứ hạng đầu vào Đổi mới sáng tạo: Tăng 2 bậc so với năm 2022, từ vị trí 59 lên 57 (đầu vào Đổi mới sáng tạo gồm 5 trụ cột: Thể chế, Nguồn nhân lực và nghiên cứu, Cơ sở hạ tầng, Trình độ phát triển của thị trường; Trình độ phát triển của doanh nghiệp).

Đầu ra Đổi mới sáng tạo của Việt Nam tăng 1 bậc so với năm 2022, từ vị trí 41 lên 40 (đầu ra Đổi mới sáng tạo gồm 2 trụ cột: Sản phẩm tri thức và công nghệ, Sản phẩm sáng tạo).

Việt Nam duy trì vị trí thứ 2 trong nhóm các quốc gia thu nhập trung bình thấp. Quốc gia thu nhập trung bình thấp xếp trên Việt Nam là Ấn Độ với thứ hạng 40. Ngoài ra, có 5 quốc gia có thu nhập trung bình cao xếp trên Việt Nam là Trung Quốc (hạng 12), Malaysia (hạng 36), Bulgari (hạng 38), Thổ Nhĩ Kỳ (hạng 39) và Thái Lan (hạng 43). Còn lại, tất cả các quốc gia xếp trên Việt Nam đều là các nước có nền công nghiệp phát triển, thuộc nhóm thu nhập cao.

Trong khu vực ASEAN, Việt Nam xếp sau Singapore (hạng 5), Malaysia (hạng 36) và Thái Lan (hạng 43).

Theo WIPO, Việt Nam là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua (gồm Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines, Indonesia và Cộng hòa Hồi giáo Iran). Việt Nam cũng là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục có thành tích vượt trội so với mức độ phát triển trong 13 năm liên tiếp (gồm Ấn Độ, Cộng hòa Moldova và Việt Nam).

Năm 2023, chỉ số GII có một số thay đổi về các chỉ số thành phần, nguồn dữ liệu và cách tính chỉ số thành phần. Trong đó, có chỉ số mới về start-up như "Giá trị của các doanh nghiệp kỳ lân" (Việt Nam được xếp hạng 33).

Chi cho nghiên cứu và phát triển (R&D) của Việt Nam xếp hạng 66, không có sự cải thiện so với các năm trước. Tuy nhiên, chi R&D của top 3 doanh nghiệp lớn có sự cải thiện đáng kể, xếp hạng 29, tăng 9 bậc so với năm 2022.

Giá trị các thương vụ đầu tư mạo hiểm dù còn nhỏ nhưng cũng đã có sự cải thiện lớn so với năm 2022, xếp hạng 60, tăng 17 bậc so với 2022.

Các doanh nghiệp liên tục đầu tư để thực hiện quản lý chất lượng theo ISO, theo đó, chỉ số về giá trị ISO 9001/PPP$GDP đã tăng 15 bậc so với năm 2022, từ vị trí 65 lên 50 năm 2023.

Tuy nhiên, vẫn còn một số chỉ số ở mức thấp. Nhóm chỉ số bền vững sinh thái dù tăng 3 bậc so với năm 2022 nhưng chỉ ở thứ hạng 110. Các vấn đề về thể chế vẫn cần nhiều nỗ lực cải thiện để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội dựa trên KHCN và đổi mới sáng tạo. Chỉ số Hiệu quả thực thi pháp luật xếp hạng 72, giảm 2 bậc so với năm 2022...

GII là một bộ công cụ đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia có uy tín trên thế giới, phản ánh mô hình phát triển kinh tế-xã hội dựa trên KHCN và đổi mới sáng tạo của các quốc gia. Qua đó, các quốc gia thấy được bức tranh tổng thể cũng như các điểm mạnh, điểm yếu của mình. Vì lý do này mà GII hiện được Chính phủ nhiều quốc gia sử dụng như một công cụ tham chiếu quan trọng cho quản lý nhà nước về KHCN và đổi mới sáng tạo, cũng như để xây dựng các chính sách KHCN và đổi mới sáng tạo (Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines, Columbia, Brazil…).

Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã sử dụng bộ chỉ số này như một trong các công cụ quản lí điều hành quan trọng và đã phân công các bộ, cơ quan, địa phương cùng có trách nhiệm cải thiện chỉ số. Trong đó, Bộ KH&CN được giao nhiệm vụ là đầu mối theo dõi, điều phối chung. Từ năm 2017 đến nay, chỉ số GII của Việt Nam liên tục được cải thiện, tăng từ vị trí 59 (năm 2016) lên 42 (năm 2019 và 2020), 44 năm 2021, 48 năm 2022 và 46 năm 2023.

Link bài gốc: https://baochinhphu.vn/tang-2-bac-viet-nam-xep-thu-46-chi-so-doi-moi-sang-tao-toan-cau-2023-10223092720022816.htm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài

(GLO)- Là kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với Cộng đồng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai nghiêm túc, hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi với phương châm "Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực và nguồn lực phát triển".

Gia Lai: Doanh nghiệp vận tải kiến nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Gia Lai: Doanh nghiệp vận tải kiến nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

(GLO)- Chiều 23-11, ông Trần Đình Sơn-Phó Giám đốc Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai đã chủ trì hội nghị đối thoại với đại diện 58 doanh nghiệp ngành GT-VT nhằm ghi nhận, giải đáp những kiến nghị, đề xuất thuộc thẩm quyền để giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kinh doanh có hiệu quả hơn.

Hơn 350 khách mời tham dự Hội nghị Định phí Bảo hiểm Việt Nam 2023 do Prudential Việt Nam tổ chức

Hơn 350 khách mời tham dự Hội nghị Định phí Bảo hiểm Việt Nam 2023 do Prudential Việt Nam tổ chức

(GLO)- Ngày 23-11-2023, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (“Prudential”) đăng cai tổ chức Hội nghị Định phí Bảo hiểm Việt Nam 2023 (Vietnam Actuarial Conference 2023-VAC 2023). Hội nghị có sự tham dự của hơn 350 chuyên gia trong và ngoài nước, cùng thảo luận về chủ đề “Kỷ nguyên mới của ngành bảo hiểm” (The Next Insurance Era).
Công ty Cao su Chư Prông: Giải pháp kỹ thuật làm lợi hàng tỷ đồng

Công ty Cao su Chư Prông: Giải pháp kỹ thuật làm lợi hàng tỷ đồng

(GLO)- Nhờ áp dụng giải pháp “Tối ưu hóa việc sử dụng vi sinh hoạt tính để giảm chi phí xử lý nước thải chế biến mủ cao su”, mỗi năm, Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông tiết kiệm gần 1 tỷ đồng trong việc xử lý nước thải chế biến mủ cao su. Giải pháp đã đạt giải ba Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ 11 năm 2022-2023.

Dự án “Đến trường An toàn” trang bị kiến thức và kỹ năng an toàn giao thông cho hơn 13.000 học sinh

Dự án “Đến trường An toàn” trang bị kiến thức và kỹ năng an toàn giao thông cho hơn 13.000 học sinh

(GLO)- Ngày 14-11-2023, Công ty TNHH BHNT Prudential Việt Nam (Prudential) phối hợp với Quỹ Phòng-chống thương vong Châu Á (AIP) và Ban An toàn Giao thông tỉnh Gia Lai phát động dự án “Đến trường an toàn” năm học 2023-2024. Bước sang năm thứ 4 triển khai, dự án đã và đang nâng cao kiến thức, kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho hơn 13.000 học sinh tiểu học.
Logistics tăng sức cạnh tranh cho nông sản xuất khẩu

Logistics tăng sức cạnh tranh cho nông sản xuất khẩu

(GLO)- Nhằm góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Việt trên thị trường thế giới, Công ty Giao nhận-Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) đã đầu tư, hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics đa phương thức nhằm giảm chi phí logistics, đảm bảo chất lượng nông sản trong quá trình vận chuyển.
Doanh nghiệp chưa tiếp cận nguồn hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo

Doanh nghiệp chưa tiếp cận nguồn hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo

(GLO)- Phong trào khởi nghiệp sáng tạo đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận những chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo theo Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26-8-2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Mở rộng giao thương hàng hóa với doanh nghiệp nước ngoài

Mở rộng giao thương hàng hóa với doanh nghiệp nước ngoài

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại Việt Nam năm 2023, việc tổ chức Hội nghị giao thương xúc tiến xuất khẩu hàng hóa khu vực Tây Nguyên với doanh nghiệp nước ngoài được tổ chức vào sáng 12-11 tại TP. Pleiku đang kỳ vọng mở ra hướng hợp tác mới giữa các doanh nghiệp tỉnh Gia Lai với doanh nghiệp nước Campuchia và Lào.


Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký phê duyệt Chiến lược phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035 của SCIC

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký phê duyệt Chiến lược phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035 của SCIC

(GLO)- Đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035 của SCIC là tiếp tục tập trung triển khai nhiệm vụ tiếp nhận, cổ phần hóa, tái cơ cấu, bán vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ vốn, thực hiện tốt và có hiệu quả vai trò là định chế, công cụ của Chính phủ để hỗ trợ, thúc đẩy tiến trình cơ cấu lại, sắp xếp đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước...