Tái tạo nguồn lợi thủy sản ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Việc thả cá phóng sinh xuống ao hồ tự nhiên, hồ thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh Gia Lai được các cấp, các ngành triển khai thường xuyên nhằm góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản và làm sạch nguồn nước.
Tỉnh Gia Lai có nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Hiện tổng diện tích mặt nước để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh khoảng hơn 14.000 ha, gồm các hệ thống sông, suối, hồ chứa thủy lợi, thủy điện và những ao, hồ của người dân. Các loại cá nuôi và khai thác tương đối đa dạng và một số loài cá có giá trị kinh tế cao. Hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh chủ yếu diễn ra ở các hồ chứa và sông, suối. Song do việc khai thác thủy sản quá mức đã ảnh hưởng tiêu cực đến số lượng, sản lượng, thậm chí nhiều loài thủy sản có nguy cơ bị hủy diệt.
 Thả cá giống tại hồ Ka Nak (huyện Kbang). Ảnh: L.N
Thả cá giống tại hồ Ka Nak (huyện Kbang). Ảnh: L.N
Để tái tạo nguồn lợi thủy sản, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Gia Lai, ngày 8-8, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Tổng cục Thủy sản và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đã tiến hành thả hơn 85 ngàn con cá giống xuống hồ Ka Nak (huyện Kbang, Gia Lai). Các loại cá giống được thả gồm: cá lăng nha, thác lác cườm, trắm cỏ, trôi, mè, rô phi. Ông Trần Viên (thị trấn Kbang, huyện Kbang) cho hay: “Việc thả cá xuống các hồ thủy điện, thủy lợi có ý nghĩa rất tốt, góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản. Nhưng theo tôi, chính quyền địa phương cũng cần có giải pháp bảo vệ, quản lý tốt các loại cá mới thả và có những quy định cấm đánh bắt cá nhỏ, đánh bắt cá bằng xung điện…”.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT, trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh đạt 940 ha, tổng diện tích khai thác thủy sản khoảng 12.500 ha, sản lượng thủy sản đạt 1.350 tấn. Việc nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh chủ yếu phát triển theo quy mô hộ gia đình với diện tích ao, hồ trung bình 1.000-1.500 m2. Từ năm 2013 đến 2018, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các địa phương triển khai tập huấn, tuyên truyền các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản cho gần 300 lượt người dân. Ông Trương Phước Anh-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-cho biết: Việc thả cá phóng sinh góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản, đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Ngoài ra, việc làm này còn góp phần giúp cộng đồng dân cư, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số có thêm nghề đánh bắt thủy sản trên các lòng hồ thủy điện. “Trong 5 năm qua, chúng tôi đã thực hiện 14 đợt thả cá giống với số lượng gần 1 triệu con. Trong những năm tiếp theo, ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh sẽ tiếp tục duy trì việc thả cá giống gắn với thả cá giống phóng sinh tái tạo nguồn lợi thủy sản”-ông Trương Phước Anh cho biết thêm.
Còn theo ông Nguyễn Thanh Bình-Phó Vụ trưởng Vụ Bảo tồn và Phát triển Nguồn lợi Thủy sản (Tổng cục Thủy sản), thả cá giống là một trong những biện pháp cơ bản để phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản đang có nguy cơ bị suy giảm, tuyệt chủng mà nguyên nhân chủ yếu là do khai thác quá mức. Trong thời gian qua, công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình, dự án đầu tư kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu, nhân nuôi các giống thủy sản có giá trị kinh tế, quý hiếm để phục vụ cho công tác thả giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản…
Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.