Tác động bất ngờ của ớt lên bệnh COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cách mà capsaicin - thứ tạo nên vị cay của những quả ớt - tác động lên cơ thể người có thể giúp ích cho rất nhiều người phải chịu đựng một trong những vấn đề phiền toái và kéo dài nhất sau khi đã khỏi bệnh COVID-19.

Bài phân tích của phó giáo sư Michael Mathai từ Đại học Victoria (Úc) vừa đăng tải trên chuyên san khoa học The Conversation khuyên những ai đang bị mất hoặc rối loạn vị giác sau khi mắc COVID-19, hãy thử thêm ớt vào bữa ăn vì hương vị cay "bùng nổ" có tác động không ngờ.

Theo phó giáo sư Mathai, chúng ta phản ứng với capsaicin trong ớt nhờ một nhóm thụ thể trong các dây thần kinh cảm giác lót dưới các biểu mô của da, đường mũi miệng và đường tiêu hóa. Chúng liên kết mạnh mẽ với capsaicin và chuyển tín hiệu đến não.


 

Ăn ớt là lựa chọn dễ dàng để thử nếu bạn gặp rắc rối với việc cảm nhận vị ngon của thức ăn sau khi mắc COVID-19 (Ảnh minh họa từ Internet)
Ăn ớt là lựa chọn dễ dàng để thử nếu bạn gặp rắc rối với việc cảm nhận vị ngon của thức ăn sau khi mắc COVID-19 (Ảnh minh họa từ Internet)


Các thụ thể này cực nhạy với nhiệt độ - thứ mà hợp chất nóng bỏng của ớt kích hoạt. Khi cắn ớt, capsaicin giải phóng trên lưỡi chúng ta tạo cảm giác từ ngứa ran nhẹ đến bỏng rát tùy sự thích nghi của mỗi người.

Điều thú vị là khác với vị ngọt, mặn hay đắng, cảm giác cay sẽ lưu trữ rất lâu bởi capsaicin chỉ hòa tan trong chất béo nên khó bị rửa trôi khỏi các thụ thể ở lưỡi bằng cách uống nước. Nếu ăn thêm ớt, cảm giác cay sẽ cộng dồn hoặc tăng thêm, hoặc bị khuếch đại khi bạn ăn cái gì đó nóng.

Nhưng nhiều người nghiện ớt, do một cơ chế đặc biệt. Để đối phó với vị cay nóng, cơ thể tăng tiết nước bọt và tăng cường khả năng trai, từ đó hòa tan và lan truyền mạnh mẽ hơn các hương vị khác quanh lưỡi. Bạn cảm nhận được các hương vị khác mạnh mẽ hơn và món ăn trở nên ngon hơn, nhất là với các món tương đối nhạt như cơm.

Ngoài ra hormone "khoái cảm" endorphin được giải phóng đẻ xoa dịu đau đớn cũng cải thiện luôn tâm trạng của bạn, tương tự như sau khi tập thể dục. Đó cũng là một cảm giác dễ chịu gây nghiện.

Vì vậy, phó giáo sư Mathai đề xuất rằng ớt có thể là phương án dễ và hiệu quả để thử ở người mất vị giác sau COVID-19, cũng nhờ tác động khuếch đại các hương vị.

Mất vị giác, khứu giác sau COVID-19 không gây hại trực tiếp cho cơ thể nhưng rất phiền toái và có thể làm giảm chất lượng sống, khiến bạn không tận hưởng được các mùi hương, hương vị. Nhiều người từ đó sinh ra chán ăn vì ăn món gì cũng lạt lẽo, vô vị.

Một nghiên cứu nhỏ dạng quan sát do một công ty cung cấp thực phẩm tiến hành trên 2.000 thực khách mắc COVID-19 cho thấy những người này đang nỗ lực thêm nhiều ớt hơn cho bữa ăn vì dường như họ ngon miệng hơn.

Theo phó giáo sư Mathai, đó là một lựa chọn tốt vì một tác động mạnh mẽ và phù hợp vẫn thường được dùng để cố kích hoạt lại một cơ quan bị gián đoạn do tổn thương của cơ thể. Các nhà khoa học đã dùng tinh dầu để thử tái kích hoạt khứu giác và thành công. Vị giác cũng vậy. Nếu không thích ớt, bạn có thể cố thử một loại gia vị có hương vị mạnh khác. Tuy nhiên ớt vẫn là lựa chọn dễ dàng và an toàn cho mọi người.

Theo Thu Anh (NLĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.