Suýt chết vì nhồi máu cơ tim mà tưởng ngộ độc thực phẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Người đàn ông Hàn Quốc sống tại TP. HCM vào viện cấp cứu vì đau tức ngực dữ dội kèm nôn ói, nghĩ là do ngộ độc thực phẩm.

Bệnh nhân hồi phục sau can thiệp.
Bệnh nhân hồi phục sau can thiệp.



Bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn xác định bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp. Bệnh nhân được bác sĩ nhanh chóng cho thở oxy, dùng thuốc chống đông máu và giải thích cho gia đình về sự cần thiết phải can thiệp động mạch vành cấp cứu.

Khoảng 10 phút sau khi nhập viện, trong khi chờ quyết định của gia đình thì người bệnh rơi vào cơn rung thất, co giật, ngưng tim ngưng thở. Kíp cấp cứu tiến hành sốc điện phá rung và phục hồi được nhịp tim. Bệnh nhân được lập tức đưa vào phòng thông tim để can thiệp động mạch vành khẩn cấp. Sau can thiệp, người bệnh nhanh chóng hết đau ngực, hết khó thở.

 Nhồi máu cơ tim cấp là một cấp cứu tim mạch với những biến chứng nguy hiểm, nếu không xử trí kịp thời người bệnh có thể tử vong nhanh chóng. Can thiệp động mạch vành trong những giờ đầu tiên được xem là biện pháp hàng đầu để cứu sống bệnh nhân và giảm tối đa các biến chứng về sau.

Bác sĩ Trần Nguyễn An Huy, Khoa Tim mạch, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết khi gặp các triệu chứng như đau tức ngực trái hoặc sau xương ức dữ dội, đau liên tục không giảm thì không nên chủ quan, cần đi cấp cứu ngay. Việc can thiệp và điều trị sớm trong những giờ đầu sẽ giảm nguy cơ đột tử, giảm được biến chứng nặng nề của nhồi máu cơ tim.

Để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là nhồi máu cơ tim, nên điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý với nhiều rau xanh, hạn chế mỡ, da, nội tạng động vật, thức ăn nhanh... Tăng cường thói quen vận động, tích cực tập luyện thể dục thể thao, hạn chế bia, rượu, thuốc lá, giảm các stress tâm lý.

Lê Phương (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).