Sửa đổi, bổ sung một số điều về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 129/2022/NĐ-CP ngày 30-12-2022 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực giai đoạn 2022-2027.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và các nước đối tác gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand ký kết vào ngày 15-11-2020. Ngày 6-7-2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 18/NQ-CP phê duyệt Hiệp định RCEP.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhằm triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hiệp định RCEP, ngày 30-12-2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 129/2022/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định RCEP giai đoạn 2022-2027. Nghị định áp dụng đối với các nước ASEAN gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan (trừ Myanmar và Philippines) và các nước đối tác gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand). Đến nay, Hiệp định RCEP đã có hiệu lực với Myanmar và Philippines.

Do vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 129/2022/NĐ-CP ngày 30-12-2022 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực giai đoạn 2022-2027 để bổ sung quy định áp dụng đối với Myanmar và Philippines.

Theo đó, Nghị định số 84/2023/NĐ-CP bổ sung vào cuối điểm a của khoản 3 Điều 3 Nghị định số 129/2022/NĐ-CP như sau: "từ ngày 4-3-2022 đến ngày 31-12-2022 đối với Cộng hòa Liên bang Myanmar;".

Bổ sung vào cuối điểm b của khoản 3 Điều 3 Nghị định số 129/2022/NĐ-CP như sau: "từ ngày 1-1-2023 đến ngày 31-12-2023 đối với Cộng hòa Liên bang Myanmar; từ ngày 2-6-2023 đến ngày 31-12-2023 đối với Cộng hòa Philippines;".

Bổ sung điểm n và điểm o vào sau điểm m của khoản 2 Điều 4 Nghị định số 129/2022/NĐ-CP như sau: "n) Cộng hòa Liên bang Myanmar; o) Cộng hòa Philippines".

Có thể bạn quan tâm

Ứng dụng thuế điện tử (eTax). Ảnh: Internet

Toàn bộ hệ thống thuế điện tử chính thức hoạt động trở lại

(GLO)- Theo thông tin Ban Công nghệ, chuyển đổi số và tự động hóa (Cục Thuế) cho biết, từ 8 giờ ngày 17-3, toàn bộ hệ thống thuế điện tử sau một thời gian tạm dừng (từ 17 giờ ngày 12-3 đến 8 giờ ngày 17-3) để phục vụ nâng cấp, chuyển đổi các danh mục của cơ quan thuế đã chính thức hoạt động trở lại.

Theo công bố của Cục Thuế tỉnh Gia Lai, có 83.053 hóa đơn điện tử đủ điều kiện tham gia kỳ lựa chọn "Hóa đơn may mắn" quý III năm 2024. Ảnh: Sơn Ca

Gia Lai có 334 người nộp thuế đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

(GLO)- Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế (trước đây) về việc triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, trong năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai có 334 người nộp thuế đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.

Bắt kịp xu thế

Bắt kịp xu thế

Liên quan quản lý tiền kỹ thuật số (tiền số, 'tiền ảo'), Tổng Bí thư Tô Lâm vừa nhấn mạnh không để chậm chân, không để mất cơ hội, không tạo khoảng cách hoặc khu biệt với các hình thái tài chính mới cũng như những phương thức giao dịch hiện đại.

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Ưu đãi lãi vay thôi chưa đủ

Lãi vay thấp, thời hạn vay dài là điều kiện quá tốt để người trẻ nói riêng và người có thu nhập thấp nói chung sở hữu một chỗ an cư. Thế nhưng chỉ ưu đãi lãi vay thôi thì chưa đủ mà cần có thêm nhiều biện pháp đồng bộ khác nữa thì cung - cầu trên thị trường bất động sản mới có thể gặp nhau.