Sự trùng hợp khó hiểu về vị hậu hiền đất An Khê

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- “Tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ”. Với công tích đó, ông Nguyễn Văn Tứ được suy tôn là một trong những hậu hiền đất An Khê. Tuy nhiên, sử nhà Nguyễn còn chép về một Nguyễn Văn Tứ khác với nhiều sự trùng hợp khó lý giải.

Ông Nguyễn Văn Tứ-người được các bậc cao niên suy tôn hậu hiền đất An Khê là con của Tiền quân đô thống-Quận công Nguyễn Văn Thành, một công thần hàng đầu của Vua Gia Long. Tài kiêm văn võ, ông cùng với Lê Văn Duyệt có công đầu trong việc đánh bại nhà Tây Sơn, phò Nguyễn Ánh lên ngôi. Thế nhưng cuối cùng lại phải chịu một kết cục bi thảm theo quy luật “điểu tận cung tàng” cũng như các công thần Lê Văn Duyệt, Lê Chất hay Đặng Trần Thường sau này.

Ông Nguyễn Việt Quang, hậu duệ đời thứ 13 của Tiền quân Nguyễn Văn Thành trước bàn thờ tổ tiên. Ảnh: N.T

Ông Nguyễn Việt Quang, hậu duệ đời thứ 13 của Tiền quân Nguyễn Văn Thành trước bàn thờ tổ tiên. Ảnh: N.T

Theo ông Nguyễn Việt Quang-hậu duệ đời thứ 13 (trú tại tổ 7, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) thì sau khi Tiền quân Nguyễn Văn Thành phải uống thuốc độc tự tử, 6 bà vợ của ông cùng với các con tứ tán mỗi người mỗi ngả. Riêng người vợ thứ 6 mang theo 3 con lên An Khê ẩn náu, Nguyễn Văn Tứ là con út. Sau thảm án, Vua Gia Long đã cho một số con cái của Tiền quân Nguyễn Văn Thành ra làm quan.

Theo đó, 2 người anh xuống Bình Định nhậm chức, còn ông Tứ ở lại với mẹ. Một thời gian sau, ông Tứ cũng được cho ra làm quan, giữ chức An Tây Thượng đạo, cai quản nguyên Cầu Bông (Tây Sơn, Bình Định). Ông có 2 con là Nguyễn Văn Chẩn và Nguyễn Văn Lưu cũng đều được làm quan: Nguyễn Văn Chẩn làm quan đến chức Cai đội, Nguyễn Văn Lưu giữ chức Thủ úy thành Bình Định (về chi tiết, tác giả đã có bài “Hậu hiền đất An Khê Nguyễn Văn Tứ và hậu duệ qua các sắc phong triều Nguyễn” đăng trên báo Gia Lai ngày 7-4-2022).

Sẽ chẳng có gì để nói nếu trong “Đại Nam liệt truyện”-Quốc sử quán triều Nguyễn tập 2, quyển 22 cũng có những dòng ghi chép về một Nguyễn Văn Tứ với những sự trùng hợp. Ông Nguyễn Văn Tứ trong “Đại Nam liệt truyện” là “người huyện Tuy Viễn, trấn Bình Định, trước theo giặc (tức Tây Sơn) làm Chưởng cơ. Năm Quý Sửu (1793) ra đầu hàng, liền bổ Trung quân doanh quản chấn nghĩa chi khâm sai chưởng cơ. Mùa hạ năm ấy theo Nguyễn Văn Thành tiến đánh Phú Yên… Năm Gia Long thứ 3 thăng Hữu quân thiễn võ chánh vệ, rồi về già xin về hưu. Năm thứ 16 (1817) bổ An Tây Thượng đạo, giữ nguyên Cầu Bông… Tứ có 2 người con là Chẩn và Lưu. Chẩn tập ấm làm quan đến Cai đội, Lưu làm quan đến Thủ úy thành Bình Định”.

Như vậy, chỉ có sự khác biệt về quê quán, xuất thân, còn chức tước và tên họ, chức vị 2 người con của ông Nguyễn Văn Tứ đều trùng hợp. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay có sự nhầm lẫn của “Đại Nam liệt truyện” hoặc là gia đình ông Nguyễn Việt Quang?

Trước hết là phía “Đại Nam liệt truyện”. Đại Nam liệt truyện-Quốc sử quán triều Nguyễn như chúng ta biết là một công trình biên soạn tập thể, được thẩm định rất kỹ lưỡng. Trước khi khắc in và công bố phải dâng lên cho vua ngự lãm. Sự sai sót cũng có thể nhưng rất hiếm, nhất là trong trường hợp Nguyễn Văn Tứ. Nếu ông đích thực là con của Nguyễn Văn Thành thì không thể có sự nhầm lẫn chết người từ con của một “đệ nhất khai quốc công thần” của đương triều thành tướng của “cựu thù” Tây Sơn được. Hơn nữa, các quan mục nếu xuất thân là con nhà dòng dõi thì như một thông lệ, Đại Nam liệt truyện đều có chép tên cha, mẹ thì không lẽ gì với trường hợp Nguyễn Văn Tứ các nhà viết sử lại “nhầm”.

Còn về phía gia đình ông Nguyễn Việt Quang? Trả lời về sự trùng hợp khó hiểu này, ông Quang nói mình không biết. Là tộc trưởng, ông Quang chỉ biết thờ cúng tổ tiên kế tục các đời trước truyền lại. Minh chứng là từ đường do ông quản hiện có án thờ từ Tiền quân Nguyễn Văn Thành trở xuống. Đặc biệt, hiện ông Quang còn lưu giữ 13 đạo sắc, chỉ của nhà Nguyễn, trong đó có chiếu phong chức tước cho các ông Nguyễn Văn Tứ, Nguyễn Văn Chẩn, Nguyễn Văn Lưu.

Về ông Nguyễn Văn Tứ, chiếu viết: “Nay qua biểu tiến cử của trấn quan trấn Bình Định, đặc chuẩn cho trông giữ nguồn Cầu Bông... Phàm công việc trong nguồn phải nghe theo trấn quan trong nguồn sao cho hợp lý, chăm chỉ làm việc theo đúng chức vụ. Nếu làm việc không cố gắng sẽ bị phạt theo luật. Hãy kính cẩn”. Về Cai đội Nguyễn Văn Chẩn, chức trách cụ thể, chiếu ghi rõ: “Quản lý quân tại ấp An Tây nhất (tức An Khê) và dân phụ lũy ở nguồn đó, theo Tứ ân hầu (tức Nguyễn Văn Tứ) tuần phòng để yên ổn vùng đó… Không chăm chỉ, chịu khó thì có quốc pháp đấy!”… Với Nguyễn Văn Lưu, vì để xảy ra việc trộm cắp thóc kho, chiếu “kỷ luật” chứng minh ông là người được giữ chức Thủ úy thành Bình Định: “Thủ úy Nguyễn Văn Lưu của tỉnh thành Bình Định không đốc suất tuần phòng, để cho kẻ trộm Văn Bách ẩn trong tỉnh thành ăn trộm thóc kho, tội phạt bổng 1 năm”.

Như vậy, qua những minh chứng trên đây cũng không thể nói có sự nhầm lẫn nào đó ở phía gia đình ông Nguyễn Việt Quang được. “Thờ nhầm” người không phải thuộc gia tộc mình hẳn nhiên là điều không bao giờ có. Khả năng còn lại là liệu có sự trùng hợp ngẫu nhiên. Thực tế trong đời sống, việc trùng tên cha, con là có nhưng trùng cả chức tước, nơi trấn nhậm trong cùng khoảng thời gian dưới thể chế phong kiến là điều rất khó tin. Đây quả là một sự khó hiểu của lịch sử. Rất mong các nhà nghiên cứu nếu có dịp đề cập đến vấn đề này sẽ có sự giải đáp một cách thỏa đáng.

Có thể bạn quan tâm

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Ngắm loạt tranh Tây Nguyên của danh họa Việt Nam

Ngắm loạt tranh Tây Nguyên của danh họa Việt Nam

(GLO)- Lần đầu tiên, hơn 60 tác phẩm về Tây Nguyên do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lưu giữ đã được giới thiệu rộng rãi đến công chúng Phố núi Pleiku, trong đó có tranh của nhiều danh họa mà tên tuổi đã ghi đậm dấu ấn trong nền mỹ thuật hiện đại.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bài học đầu tiên

(GLO)- Buổi sáng hôm ấy, mẹ nắm tay đưa tôi đến trường lần đầu tiên. Ngôi trường làng nhỏ bé, nằm giữa những tán cây xanh rợp bóng mát. Không gian thoang thoảng mùi thơm của những đóa hoa bên đường.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Khơi dậy ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc cho thiếu nhi Gia Lai

Khơi dậy ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc cho thiếu nhi Gia Lai

(GLO)- Để học sinh thể hiện sự hiểu biết về văn hóa dân tộc, tổ chức Đoàn-Đội các cấp của tỉnh Gia Lai triển khai hoạt động vẽ tranh, trình diễn trang phục truyền thống…Các hoạt động góp phần khơi dậy ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Các em học sinh trải nghiệm đan gùi với nghệ nhân làng Ngơm Thung, xã Ia Pết, huyện Đak Đoa. Ảnh: L.N

Sức sống di sản

(GLO)- Tham gia một sự kiện quy mô song các nghệ nhân gần như không trình diễn mà như đang trong buổi sinh hoạt văn hóa vẫn thường diễn ra tại buôn làng; khách tham quan cũng được hòa mình vào những trải nghiệm không thể thú vị hơn tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024.

Dặm dài năm tháng

Dặm dài năm tháng

(GLO)- Tôi ngang qua trường cũ trong một ngày vòm trời xám đục trong bàng bạc hơi sương. Cảnh vật đã không còn như xưa nữa. Chỉ có cây bàng nơi góc sân trường run run giơ những chiếc lá ối đỏ phơ phất vẫy trong gió lạnh.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Ký ức của ba

Ký ức của ba

Bảng khám bệnh điện tử hiển thị con số 106, tôi ngó quanh quất tìm ba tôi. Ông già lại đi lung tung đâu đó. Tôi hớt hải chạy quanh sảnh bệnh viện: “Kia rồi”, chiếc áo kaki màu xanh bộ đội.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Mùa nấm mối

Mùa nấm mối

(GLO)- Đã 3 mùa mưa qua, khu vườn nhà tôi đều xuất hiện nấm mối. Những búp nấm nhú lên mặt lá ủ sau một thời gian dài ủ meo mầm, khi gặp cơn mưa đầu mùa rồi nắng lên vài hôm, có cơn mưa tiếp theo là những tai nấm mối thân trắng, núm đầu dù màu xám đội lên từng khóm.

Dã quỳ trong sương đêm

Dã quỳ trong sương đêm

(GLO)- Dã quỳ là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, kiêu hãnh. Khi gợi nhắc sắc hoa màu nhớ, người ta thường nghĩ đến màu vàng rực rỡ trong nắng ban mai, trong buổi bình minh hé giấc hay rực ấm lúc chiều tà.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...