Sống ở TP.HCM: Bánh mì không nhà của bà mẹ U.90 dưỡng nuôi con trai và Tony

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ở tuổi 80, bà Nguyễn Lệ Thủy không có tài sản gì quý giá ngoài đứa con trai mang bệnh tâm thần và chiếc xe bánh mì. Người TP.HCM vẫn quen gọi là 'xe bánh mì không nhà' bởi đó vừa là kế sinh nhai, vừa là nơi che nắng che mưa cho hai mẹ con.

Đêm xuống, TP.HCM như khoác lên mình một chiếc áo mới, lung linh ánh đèn và nhộn nhịp người qua lại. Nằm khép mình ở 85 Cách mạng Tháng 8 (Q.3), xe bánh mì của bà Thủy như một nốt trầm lặng lẽ trong bản hòa ca của thành phố này.

"Chỉ có ai làm mẹ mới hiểu"

Lúc tôi đến, bà Thủy đã ngủ thiếp đi vì mệt. Dạo này trái gió trở trời, những căn bệnh tuổi già lại hành hạ khiến bà không có một giấc ngủ ngon. Anh con trai thì đang chơi với chú chó Tony được bà Thủy nuôi cách đây 5 năm.

Nghe tiếng động, người phụ nữ choàng tỉnh, liền nói: "Mua nhiều ít bánh mì vậy cô?". Trò chuyện một lúc, tôi mới biết bà quê ở Tiền Giang. Mấy chục năm trước vì hôn nhân không hạnh phúc nên bà ẵm con lên TP.HCM lập nghiệp, khi ấy con bà là ông Thanh Giang (62 tuổi) chỉ mới tròn 7 tháng.

Ba mẹ con bà Thủy quây quần bên nhau
Ba mẹ con bà Thủy quây quần bên nhau

Ông Giang vốn mắc bệnh tâm thần, không nói chuyện được mà chỉ ú ớ để bày tỏ hay đáp lại lời tôi. Bà Thủy từng làm qua đủ thứ nghề, len lỏi mọi ngóc ngách của TP.HCM để mưu sinh. Dần dà, khi tích góp được một số tiền nhỏ, bà mở xe bán bánh mì và lấy đó làm nhà để hai mẹ con đỡ lang thang cơ nhỡ.

"Cả đời này, hai mẹ con tôi sống nương tựa vào nhau. Khổ cái là con tôi không được bình thường như người ta, bệnh tật nên không tỉnh táo. Nhưng nó hiểu hết á, biết thương tôi và biết làm bánh mì bán cho khách", bà nói, ánh mắt nhìn con trìu mến biết bao.

Ông Giang dù không được tỉnh táo nhưng rất yêu thương mẹ và "cậu em trai" của mình
Ông Giang dù không được tỉnh táo nhưng rất yêu thương mẹ và "cậu em trai" của mình

Ông Giang dù đã lớn nhưng tính tình như trẻ con, ánh mắt ông có gì đó lấp lánh khi nhìn về phía dòng người tấp nập. Bà Thủy rơm rớm nước mắt, bảo rằng con trai mình hiểu chuyện và thương mẹ nhiều. Nhiều lúc, bà muốn được ra đi cho đỡ khổ nhưng sợ không ai lo cho con nên lại kiên cường sống tiếp.

"Tôi chỉ mong sống được thêm ít lâu để lo cho nó. Tôi mà đi rồi, nó ăn gì, ở đâu, ai lo, mỗi lần nghĩ tới chuyện đó ruột gan tôi lại nhức nhối. À, thằng lớn rồi còn thằng nhỏ nữa chứ, đứa nào cũng cần có mẹ", bà Thủy vừa nói, vừa lấy tay xoa đầu chú chó Tony.

Chú cho Tony cũng không chê chủ nghèo
Chú cho Tony cũng không chê chủ nghèo

Tony là "con trai út" của bà Thủy, nay đã được 5 tuổi 9 tháng. Dù bà thường xuyên thiếu ăn, thiếu mặc nhưng hai đứa con trai lúc nào cũng được ưu tiên. Có lần, chú chó Tony bị bệnh nặng, bà mang hết tiền tiết kiệm của mình ra để chạy chữa. Cảm động trước tình cảm của người mẹ nghèo, bác sĩ đã tận tâm chăm sóc cho Tony mà không lấy một đồng nào.

Ba mẹ con cứ thế, sướng khổ có nhau. Ước mong duy nhất của người mẹ già đơn giản là mỗi ngày được nhìn thấy con kề cạnh. "Chỉ có ai làm mẹ mới hiểu, con cái dù lớn thế nào đi nữa mình vẫn thương và lo lắng. Tôi không có gì ngoài chúng nó cả", bà xúc động.

Vì TP.HCM vẫn còn nhiều điều tử tế

Sống ở TP.HCM, nơi mà con người ta sống với nhau bằng tình yêu thương và sự chân tình. Người ta nói mảnh đất này có cái "tánh kỳ" vì hay lo chuyện bao đồng, chẳng phải việc của mình nhưng cũng xắn tay vào phụ giúp.

Mưu sinh gần nửa thế kỷ ở thành phố này, bà Thủy nói mẹ con bà sống được đến hôm nay phần lớn là nhờ sự cưu mang của mọi người. Vì không có nhà, nên mẹ con bà được tạo điều kiện tắm rửa, vệ sinh ở một nhà thờ gần đó. Bà nói có một chị bán cà phê kế bên, lâu lâu hay mang tặng bà một ly để nhấm nháp cho đỡ cơn thèm.

Bánh mì và nguyên liệu được bà Thủy sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ
Bánh mì và nguyên liệu được bà Thủy sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ

"Mấy năm nay, nhiều cô chú đến chỗ tôi quay phim, chụp hình để lan tỏa cho mọi người biết đến. Hồi năm ngoái, có nhóm bạn còn đến vẽ lại biển hiệu xe bánh mì không nhà cho tôi. Tôi cũng biết ơn vì mẹ con tôi được thành phố này yêu thương", bà Thủy nói.

Cũng nhờ có những tấm lòng ấm áp ở TP.HCM, nhiều năm qua, mẹ con bà đã được "cứu", vượt qua những đêm lạnh đói khổ. Từng ấy năm sống bám lề đường, chịu cái nắng rát da và những trận mưa tơi tả nhưng bà vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan. Bà bộc bạch, sống đến từng này tuổi, chưa có cái khổ nào là bà chưa trải qua. Nhưng còn được sống, còn được ở với con là niềm hạnh phúc lớn nhất rồi.

Dù đồng vốn ít ỏi, bà cũng chưa bao giờ sử dụng nguyên liệu giá rẻ, không rõ nguồn gốc để bán cho khách. Trước đây, mỗi ngày bà bán được chừng 30 ổ bánh mì, đến nay thì giảm lại còn 10 bánh. Bánh mì ế, đến tối mấy mẹ con cùng ăn chứ không để qua ngày mai bán tiếp.

Bà Thủy được một nhóm bạn trẻ ở TP.HCM vẽ tặng biển hiệu mới
Bà Thủy được một nhóm bạn trẻ ở TP.HCM vẽ tặng biển hiệu mới

"Mình nghèo nhưng phải đàng hoàng, bán cho người ta ăn mà đau bụng, ngộ độc thì mình cũng khó tránh tai họa. Người ta thương mình mới mua ủng hộ nên dù lời ít, tôi cũng bán đồ tốt", bà nói.

Trò chuyện với bà Thủy, tôi thật sự thương cho một mảnh đời cơ cực và xúc động trước tình mẫu tử thiêng liêng. Giữa bộn bề cuộc sống, người mẹ nghèo vẫn ôm ấp, vỗ về đứa con trai bé bỏng vượt qua những đêm dài không nhà. Một đời vất vả nhưng bà vẫn đầy nghị lực, kiên cường. Đâu đó bên trong bà, vẫn tồn tại một niềm tin, niềm hy vọng mà chính những người xa lạ ở TP.HCM đã giúp bà vun đắp.

Ghé mua ủng hộ bà Thủy một ổ bánh mì, chị Trần Tuyết Mai (25 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) chia sẻ: "Đi ngang qua đây nhiều lần, thấy trời tối mà bà vẫn còn bán, thương quá nên tôi ghé mua một ổ, góp chút sức nhỏ để bà được nghỉ ngơi sớm cho đỡ mệt", chị Mai nói.

Bà Thủy chỉ mong sống thêm ít lâu để lo lắng cho con
Bà Thủy chỉ mong sống thêm ít lâu để lo lắng cho con

Tạm biệt tôi, bà Thủy nhẹ nhàng bảo ông Giang đi vào phía trong ăn cơm trước. Còn bà thì tựa lưng vào chiếc ghế, gương mặt hiện rõ những suy tư, khắc khoải. Nếu có dịp đi ngang đoạn đường Cách mạng Tháng 8, mong mọi người có thể mua ủng hộ bà một ổ bánh mì, để đêm của mẹ con bà không còn dài và ngày mai lại tươi sáng hơn.

Theo Thái Thanh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hai lần trinh sát Trường Sa

Hai lần trinh sát Trường Sa

Trong chiến dịch giải phóng Trường Sa năm 1975, những người lính đặc công Đoàn 126 nói, họ tin tưởng hoàn toàn việc chuyên chở cho những con tàu của Đoàn 125, vốn nhiều năm dày dạn trên hành trình đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

(GLO)- Ở một “sân khấu” nhỏ trong căn nhà tại tổ 2 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), những bài ca cổ vào thập niên 80-90 của thế kỷ trước vẫn thường xuyên được cất lên bởi những người đam mê loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng vùng Nam Bộ.

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

(GLO)- Nói đến thung lũng Ia Drăng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nơi ghi dấu trận thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân ta ở Tây Nguyên. Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, vùng chiến địa năm xưa đang từng ngày “thay da, đổi thịt”.

50 năm vẹn nguyên ký ức

50 năm vẹn nguyên ký ức

Ở tuổi 83, cơ thể chằng chịt vết thương của những trận đánh sinh tử, nhưng ký ức về trận đánh cuối cùng tiến về Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn vẹn nguyên trong trái tim, mãi mãi khắc ghi trong máu thịt Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh....

Những người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

E-magazineNhững người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

(GLO)- Đồng hành cùng sự sáng tạo, đổi mới của người trẻ, các tổ chức Đoàn-Hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai không chỉ là điểm tựa vững chắc mà còn trở thành bệ phóng, giúp họ tự tin bứt phá, vượt qua giới hạn bản thân và lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc sâu rộng trong cộng đồng.

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.

Chuyện cả gia đình làm cách mạng - Kỳ 1: Gia đình anh hùng

Chuyện cả gia đình làm cách mạng - Kỳ 1: Gia đình anh hùng

Về miền trong đã lâu nhưng thói quen uống trà từ ngày trên đất bắc, ông Hồ Bút vẫn còn giữ. Bên ấm trà nghi ngút khói, qua lời kể của mình, ông đưa tôi về lại làng Tam Hải, huyện Núi Thành (Quảng Nam), nơi ông sinh ra và lớn lên những ngày tháng tươi đẹp đầu đời, những ngày được ở bên ba mẹ.