Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Trong chương trình "Ngày hội Nón hồng" diễn ra ngày 27.10 vừa qua, khu vực hiến tóc cho bệnh nhân ung thư ghi nhận hơn 1.500 người tham gia. Đây là sự kiện hiến tóc trực tiếp lớn nhất năm với sự tham gia của hệ thống salon Tóc hồng - hệ thống các salon tóc đối tác cắt và phân loại tóc đạt chuẩn theo tiêu chuẩn hiến tóc của BCNV.

Không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, họ đều có chung một mong muốn là dùng mái tóc của mình để tiếp thêm sức mạnh và niềm tin cho những “chiến binh K”.

Hiến tóc để nhận lại nụ cười

“Tóc rồi sẽ dài lại. Tương lai đây, khi mái tóc của tôi được trao đến tay của một bệnh nhân ung thư nào đó, tôi sẽ cảm thấy rất vui và hạnh phúc”, chị Trần Nguyễn Công Lý (36 tuổi) xúc động.

Mân mê chùm tóc trên tay, chị Lý chia sẻ rằng đây là lần đầu tiên chị tham gia hiến tóc. Biết đến hoạt động ý nghĩa này của BCNV thông qua bạn bè, chị cũng muốn được góp chút sức nhỏ để giúp cho các chiến binh K có thêm sự tự tin, sức mạnh để chiến thắng bệnh tật.

Chị Lý mong rằng mái tóc của mình có thể tiếp thêm sức mạnh cho các chiến binh K
Chị Lý mong rằng mái tóc của mình có thể tiếp thêm sức mạnh cho các chiến binh K

Khi tóc vừa được cắt xuống, chị Lý không kìm được nước mắt. Có thể thấy, với cô gái này, mái tóc dài suôn mượt quý giá đến nhường nào. Chị bộc bạch thêm, nhà chị Lý ở gần bệnh viện Ung bướu, mỗi lần nhìn thấy các bệnh nhân đến hóa trị, chị không tránh khỏi xót xa.

“Nhìn những bệnh nhân đau đớn, tóc rụng dần sau những đợt hóa trị, tôi rất thương. Nhất là với phụ nữ, mái tóc là thứ rất quý giá. Vậy nên tôi mong mình có thể góp một phần nhỏ để cùng tiếp sức cho họ, lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến với cộng đồng”, chị Lý nói.

Chị Lý xúc động khi cầm mái tóc của mình trên tay. ẢNH: THÁI THANH
Chị Lý xúc động khi cầm mái tóc của mình trên tay. ẢNH: THÁI THANH

Cùng tham gia ngày hội, bà Thu Hà (68 tuổi) cũng dậy từ sớm, đi từ Tiền Giang lên TP.HCM để hiến tặng mái tóc của mình. Mái tóc “muối tiêu” ấy được bà Hà xem như báu vật, bà nâng niu, chăm sóc nó mỗi ngày.

Bà chia sẻ, ở nhà bà thường áp dụng các phương pháp thiên nhiên như gội bồ kết, ủ dầu dừa để tóc nhanh dài và suôn mượt. Khi biết đến chương trình hiến tóc tặng bệnh nhân ung thư, bà không ngần ngại đường xa để đến "Ngày hội Nón hồng".

“Gia đình tôi từng có người mắc bệnh ung thư. Sau mỗi lần điều trị, tóc rụng nhiều, thậm chí là phải cạo hết tóc. Thế nên tôi quyết định tặng mái tóc của mình, ban đầu cũng hơi e ngại vì tóc tôi đã hai màu. Nhưng nghĩ lại thì chuyện làm việc ý nghĩa đâu có phân biệt tuổi tác. Tóc muối tiêu cũng có cái đẹp riêng và sẽ phù hợp với những bệnh nhân tầm tuổi tôi”, bà Hà cười đôn hậu, tay vẫn cầm chặt hai chùm tóc vừa được thợ cắt xuống.

Anh Hoàng Anh cắt tóc cho bà Thu Hà. ẢNH: THÁI THANH
Anh Hoàng Anh cắt tóc cho bà Thu Hà. ẢNH: THÁI THANH

Anh Hoàng Anh, là thợ cắt tóc cho bà Hà tâm tình, đồng hành với BCNV một thời gian, anh cũng cảm thấy hạnh phúc khi được góp chút sức cho cộng đồng. Anh biết ơn trước nghĩa cử cao đẹp của bà Hà và nhiều anh chị em khác có mặt trong ngày hội.

Đến với "Ngày hội Nón hồng" ở TP.HCM, mỗi người đều mang theo một câu chuyện và mong ước của riêng mình. Mỗi cá nhân tham gia vào mạng lưới đều có thể tự do vẽ nên sắc hồng của riêng mình. Đó có thể là cho đi mái tóc để nhận lại một nụ cười hay đóng góp bằng các giá trị vật chất khác…

Ban tổ chức chương trình "Ngày hội Nón hồng" cho biết, đây là dịp để chúng ta đồng hành, sẻ chia, tiếp thêm động lực chiến đấu cho những chiến binh K. Những mái tóc hiến tặng sẽ được sử dụng để bù đắp những mất mát về vẻ ngoài và giúp bệnh nhân giữ vững tinh thần trong quá trình điều trị.

Cộng đồng cùng góp sức

Là một trong những thợ cắt tóc đồng hành với BCNV nhiều năm, anh Nguyễn Anh Tuấn cho biết, mái tóc giả nhưng được làm từ tóc thật sẽ giúp cho các bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều khi sử dụng. Nói về cơ duyên tham gia vào mạng lưới, anh Tuấn tâm sự, trước đây mẹ anh cũng là một bệnh nhân ung thư, từng trải qua quá trình điều trị vất vả và phải cạo hết tóc. Anh luôn dành sự biết ơn đối với các bạn sẵn sàng trao đi mái tóc của mình, đó là một hành động đẹp và nhân văn.

Anh Tuấn đã đồng hành cùng BCNV nhiều năm qua. ẢNH: THÁI THANH
Anh Tuấn đã đồng hành cùng BCNV nhiều năm qua. ẢNH: THÁI THANH

“Những người thợ cắt tóc giống như chiếc cầu nối giữa người hiến tặng và bệnh nhân. Những mái tóc như thế này rất ý nghĩa đối với các bệnh nhân K, mang đến cho họ sự đồng cảm, sức mạnh để chiến thắng và hơn hết là có thêm sự tự tin. Các bệnh nhân khi nhận tóc cũng tâm sự với tôi rằng họ rất vui và hạnh phúc khi nhận được tóc, biết ơn, trân trọng tình cảm của cộng đồng dành cho mình”, anh Tuấn nói.

Anh Tuấn cho biết thêm, hiện nay không chỉ bệnh nhân ung thư vú mà tất cả những ai cần tóc giả, BCNV đều sẵn sàng hỗ trợ.

Hiến tóc là hoạt động ý nghĩa không phân biệt tuổi tác, giới tính, ngay cả những em bé nhỏ tuổi cũng sẵn sàng tặng mái tóc của mình cho các chiến binh K. Chị Ngô Hồng Phúc (26 tuổi) dẫn hai con gái của mình là Bảo Ngọc (4 tuổi) và Ngọc Lan (5 tuổi) đến ngày hội để hiến tóc.

Chị Phúc đưa 2 con gái đến hiến tóc cho bệnh nhân ung thư. ẢNH BSCC
Chị Phúc đưa 2 con gái đến hiến tóc cho bệnh nhân ung thư. ẢNH BSCC

Chị cho hay, trước khi đến đây, chị có hỏi ý kiến của hai con, cả hai đều rất sẵn lòng hiến tặng tóc của mình. “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tôi cũng rất vui khi thấy con mình, gia đình mình làm được một điều gì đó tốt đẹp cho cuộc đời. Có những em nhỏ bị bệnh nặng phải cạo hết tóc, tôi cũng rất xót xa. Hy vọng những bệnh nhân ung thư luôn vững vàng, chiến đấu hết mình và không bỏ cuộc”, chị Phúc nói.

Giữa hàng nghìn người đến hiến tóc, anh Trần Trung Hiếu (36 tuổi) lặng yên ngồi chờ đến lượt mình. Một người đàn ông có mái tóc đen dài có lẽ là điều thu hút sự chú ý của nhiều người.

Trò chuyện, tôi được biết anh Hiếu đã nuôi tóc dài được hơn một năm nay. Anh cũng đã từng nhận được không ít lời “hỏi thăm” từ mọi người xung quanh bởi con trai mà để tóc dài. Anh bộc bạch, bản thân anh luôn biết và hiểu ý nghĩa việc mà mình làm.

Anh Hiếu đã nuôi tóc dài gần một năm để hiến tóc cho bệnh nhân ung thư. ẢNH: THÁI THANH
Anh Hiếu đã nuôi tóc dài gần một năm để hiến tóc cho bệnh nhân ung thư. ẢNH: THÁI THANH

Anh có lời nhắn nhủ đến những bệnh nhân ung thư đang kiên cường chiến đấu với bệnh tật, nhất là với người sắp tới sẽ nhận được mái tóc từ anh rằng: “Hãy luôn kiên cường, chúng ta nhất định sẽ là người chiến thắng. Những chiến binh K sẽ không phải đơn độc trên hành trình của mình bởi vì có rất nhiều người sẽ luôn sát cánh, đồng hành với bạn”.

Không giấu được niềm xúc động, chị L. (34 tuổi) là một bệnh nhân ung thư vú chia sẻ, chị đã từng được nhận mái tóc giả từ salon tóc hồng của BCNV. Bản thân chị rất biết ơn vì có rất nhiều người tốt đã sẵn sàng trao tặng mái tóc quý giá cho các bệnh nhân.

“Khi đội bộ tóc giả, mình cứ ngắm nghía trong gương hoài không thôi. Nếu không có BCNV và sự góp sức của cộng đồng, có lẽ mình sẽ không bao giờ tìm lại được hạnh phúc và sự tự tin”, chị L. rưng rưng nước mắt.

Salon tóc do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam khởi xướng từ năm 2015, được xây dựng trên nhu cầu có thực, giúp người bệnh thêm tự tin và can đảm chiến đấu với ung thư. Thư viện tóc là chương trình tóc giả thực hiện từ nguồn tóc thật do cộng đồng đóng góp, cung cấp miễn phí cho bệnh nhân ung thư nghèo, mất đi mái tóc do hóa trị.

Suốt 10 năm qua, BCNV đã thực hiện 12 thư viện tóc giả, 28 hair salon trên khắp cả nước, hỗ trợ miễn phí tóc giả làm từ tóc thật do cộng đồng hiến tặng, dành cho tất cả các bệnh nhân ung thư cũng như các bệnh nhân bị bệnh khác (nam, nữ, nhi đồng) bị mất tóc do tác dụng phụ của việc điều trị hóa chất.

Theo Thái Thanh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thầy Nguyễn Quang Tưởng và cô RCom H’Ni (thứ 3 từ phải sang) tâm huyết với mô hình “Làng văn hóa dân tộc”. Ảnh: T.D

Người thầy làm “sống dậy” văn hóa dân tộc thiểu số trong trường học

(GLO)- Mong muốn xây dựng môi trường giáo dục đặc thù mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, năm 2023, thầy Nguyễn Quang Tưởng-Hiệu trưởng Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã phục dựng thành công “Làng văn hóa dân tộc” trong khuôn viên trường học.

Nghề của niềm đam mê

Nghề của niềm đam mê

Ở xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa), nhiều người biết anh Mai Ngọc Trương Vinh (35 tuổi), bởi anh nổi tiếng với nghề đúc chậu hoa, cây cảnh, có hoa văn, họa tiết độc đáo.

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.