Sôi nổi phong trào hiến máu tình nguyện tại Lữ đoàn Pháo phòng không 234

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 19-2, Lữ đoàn Pháo phòng không 234 (Quân đoàn 3) phối hợp với Bệnh viện Quân y 211 tổ chức hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện năm 2023. Với chủ đề “Giọt máu cho đi, cuôc đời ở lại”, hơn 100 cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Pháo phòng không 234 đã đăng ký tham gia hiến máu tình nguyện.


Thượng tá, bác sĩ Phạm Quỳnh-Chủ nhiệm Khoa Xét nghiệm (Bệnh viện Quân y 211) thông tin: Ngoài các tầng lớp Nhân dân tham gia hiến máu tình nguyện thì cán bộ, chiến sĩ các đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh rất tích cực hưởng ứng, sẵn sàng tham gia hiến máu tình nguyện. Trong đó, nhiều đơn vị, Lữ đoàn thuộc Quân đoàn 3, phong trào hiến máu tình nguyện rất sôi nổi, tổ chức và duy trì hàng năm, qua đó góp phần bổ sung lượng máu thiếu hụt, đảm bảo máu cấp cứu và điều trị người bệnh trên địa bàn.

Trên 100 cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Pháo phòng không 234 đã đăng ký tham gia hiến máu tình nguyện. Ảnh: Như Nguyện
Trên 100 cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Pháo phòng không 234 đã đăng ký tham gia hiến máu tình nguyện. Ảnh: Như Nguyện

Tại buổi hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện năm 2023 của Lữ đoàn Pháo phòng không 234 diễn ra sáng 19-2, qua khám sàng lọc sức khỏe kỹ càng, ban tổ chức đã tiếp nhận 96 đơn vị máu an toàn. Số máu trên sẽ được chuyển về kho dự trữ máu của Bệnh viện Quân y 211 góp phần phục vụ công tác cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn tỉnh.

Tham gia buổi hiến máu, hạ sĩ Nguyễn Xuân Thủy (Lữ đoàn 234) bộc bạch: Đây là lần thứ 3 tôi tham gia hiến máu tình nguyện. Lần đầu là tại trường đại học vào dịp mùa hè xanh năm 2018 và 2 lần còn lại là tại Lữ đoàn. Tôi nhận thấy việc hiến máu hết sức thiết thực, ý nghĩa, góp phần cứu sống tính mạng người bệnh và cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe nên tôi tình nguyện tham gia. Tôi sẽ tiếp tục tham gia các lần tiếp theo nếu sức khỏe đảm bảo và đủ điều kiện”- hạ sĩ Thủy nói.

Còn hạ sĩ Hồ Văn Tình (Lữ đoàn 234) đây là lần đầu tiên tham gia hiến máu tình nguyện nên không tránh khỏi những lo lắng, hồi hộp. Tuy nhiên sau khi được khám và tư vấn kỹ càng nên Tình rất yên tâm. Hạ sĩ Hồ Văn Tình cho hay: Chị gái tôi đã từng tham gia hiến máu tình nguyện. Sau khi hiến máu, sức khỏe của chị tôi vẫn bình thường vì vậy hôm nay Lữ đoàn tổ chức, tôi đã tình nguyện đăng ký tham gia. Sau này nếu đơn vị có tổ chức tiếp thì tôi cũng sẽ hưởng ứng.

Tham gia hiến máu tình nguyện đợt này, Thiếu tá Trần Nam Hưởng-Chính trị viên Tiểu đoàn 1 (Lữ đoàn 234) cho biết: Phong trào hiến máu tình nguyện được Lữ đoàn Pháo phòng không 234 tổ chức và duy trì hàng năm, thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng của cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn và được cán bộ, chiến sĩ nhiệt tình hưởng ứng. Trung bình mỗi đợt hiến máu huy động từ 100 đơn vị máu trở lên. “Nhận thức việc hiến máu tình nguyện là một hành động đẹp, có ý nghĩa quan trọng góp phần giúp những bệnh nhân cần máu có cơ hội được cứu chữa, vì vậy cán bộ, chiến sĩ tại Lữ đoàn đều tự giác, tình nguyện đăng ký, chung tay vì sức khỏe cộng đồng. Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì hoạt động này thường xuyên trong thời gian tới”- Thiếu tá Hưởng nói.

Buổi hiến máu thu về 96 đơn vị máu an toàn góp phần phục vụ công tác cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Như Nguyện
Buổi hiến máu thu về 96 đơn vị máu an toàn góp phần phục vụ công tác cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Như Nguyện

Theo Thượng tá, bác sĩ Phạm Quỳnh, ngoài Lữ đoàn Pháo phòng không 234, trước đó, sáng 5-2, Sư đoàn Bộ binh 10 (Quân đoàn 3) cũng phối hợp với Bệnh viện Quân y 211 tổ chức hiến máu tình nguyện. Buổi hiến máu có sự tham gia của hơn 140 cán bộ, chiến sĩ của 3 Tiểu đoàn: Pháo phòng không 16, Công binh 17 và Thông tin 18-trực thuộc Sư đoàn Bộ binh 10. Kết quả, Ban tổ chức đã tiếp nhận 120 đơn vị máu an toàn. “Thời điểm này lượng máu cấp cứu và điều trị cho người bệnh vô cùng khan hiếm. Vì vậy, việc cán bộ, chiến sĩ tích cực hưởng ứng hiến máu tình nguyện rất đáng ghi nhận. Đây không chỉ thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng của cán bộ, chiến sỹ mà còn góp phần thiết thực trong chăm sóc sức khỏe bộ đội, lan tỏa hình ảnh đẹp “Bộ đội cụ Hồ” trong lòng Nhân dân”-Thượng tá, bác sĩ Phạm Quỳnh chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.