Số học sinh đoạt giải quốc gia Violympic cao kỷ lục trong 16 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Số lượng học sinh đoạt giải quốc gia năm nay đông kỷ lục trong lịch sử 16 năm tổ chức của cuộc thi Violympic với 21.200 em đến từ các tỉnh thành trên khắp cả nước.
Ban tổ chức trao giải cho các học sinh. Ảnh: PV/Vietnam+

Ban tổ chức trao giải cho các học sinh. Ảnh: PV/Vietnam+

Sáng nay, 26/5, ban tổ chức cuộc thi Violympic năm học 2022-2023 đã tổ chức lễ trao giải tôn vinh 21.200 thí sinh trên toàn quốc ở bốn môn thi. Buổi lễ có sự tham gia của 1.500 đại biểu là các em học sinh xuất sắc đạt giải chung kết quốc gia của các tỉnh, thành phố phía Bắc, các thầy cô giáo và phụ huynh của các em.

Đây là năm thứ 16 cuộc thi được tổ chức. Điểm mới của năm nay là cuộc thi có thêm nội dung thi đấu môn tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học và mở thêm 6 khối lớp ở vòng quốc gia. Riêng vòng chung kết quốc gia, số lượng học sinh đăng ký dự thi là 103.201 học sinh, tăng 60% so với năm học trước và là con số cao nhất của Violympic kể từ khi ra mắt đến nay.

Năm học này cũng ghi dấu ấn với số lượng học sinh đạt giải đông kỷ lục với 21.200 học sinh, gấp ba lần so với năm học 2021-2022. Trong đó, có 1.640 học sinh đạt huy chương vàng, 2.680 học sinh đạt huy chương bạc, 4.280 học sinh đạt huy chương đồng và 12.600 học sinh đạt giải khuyến khích.

Violympic là một sân chơi tiên phong trên mạng Internet do Tập đoàn FPT tổ chức. Cuộc thi nhằm giúp học sinh thay đổi phương thức học tập, giúp các nhà trường ứng dụng công nghệ thông tin. Đến nay, công nghệ hay Internet không còn là ưu thế của riêng Violympic nhưng năm học này, cuộc thi vẫn thu hút sự tham gia của khoảng 3 triệu học sinh.

Theo ban tổ chức, điều khiến cho sân chơi được duy trì và tạo hứng thú cho hàng triệu học sinh qua các năm nằm ở chất lượng nội dung thi cũng như tính hiệu quả trong việc truyền cảm hứng để học sinh chinh phục các mục tiêu cao hơn trong học tập.

Cũng theo ban tổ chức, mỗi năm Violympic đều có những nỗ lực cải tiến và đầu tư cả về công nghệ, nội dung. Trong năm học tiếp theo, sân chơi sẽ có thêm môn thi mới, tập trung xây dựng đề thi theo hướng chú trọng đánh giá năng lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp thầy cô tham khảo và học sinh được tiếp cận những phương pháp tư duy, lập luận và giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.

Có thể bạn quan tâm

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.