Sinh viên Đại học Tôn Đức Thắng bức xúc vì tiếp tục bị lùi thời gian cấp bằng tốt nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trường ĐH Tôn Đức Thắng mới có thông báo chưa thực hiện cấp bằng tốt nghiệp trong tháng 11/2020 cho gần 2.000 sinh viên như dự kiến trước đây.
Gần 2.000 sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng chưa được tốt nghiệp.
Gần 2.000 sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng chưa được tốt nghiệp.
Ông Trần Trọng Đạo, đại diện trường ĐH Tôn Đức Thắng vừa ký thông báo về việc cấp bằng và tổ chức lễ tốt nghiệp năm 2020. Trước đây, trường đã thông báo về việc cấp bằng tốt nghiệp và dự kiến tổ chức lễ tốt nghiệp vào tháng 11/2020.
Tuy nhiên, hiện nay đoàn công tác của Bộ GD-ĐT đang làm việc với nhà trường để rà soát, xem xét, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện các quy định của Luật Giáo dục Đại học về việc thành lập Hội đồng trường và kiện toàn các vị trí lãnh đạo, quản lý của trường. Do chưa kiện toàn tổ chức và nhân sự lãnh đạo nên nhà trường chưa thực hiện cấp bằng tốt nghiệp và hoãn việc tổ chức lễ tốt nghiệp vào tháng 11 như dự kiến.
Thông báo cũng cho biết, ngay sau khi có chức danh lãnh đạo để ký văn bằng theo quy định, nhà trường sẽ cấp bằng tốt nghiệp và tổ chức lễ tốt nghiệp. Thông tin và thời gian cụ thể nhà trường sẽ thông báo trên website. Bên cạnh giấy chứng nhận tốt nghiệp đã được cấp, nhà trường tiếp tục cấp bảng điểm tốt nghiệp cho người học tốt nghiệp trong tháng 9/2020. 
Trong quá trình sử dụng giấy chứng nhận tốt nghiệp, bảng điểm tốt nghiệp, nếu học viên, sinh viên gặp khó khăn và vướng mắc, nhà trường luôn đồng hành hỗ trợ giải quyết.
Nhiều sinh viên tỏ ra bức xúc với thông báo này của nhà trường bởi việc lùi thời gian cấp bằng này gây khó khăn không nhỏ cho các sinh viên trong quá trình xin việc làm. Bạn H.N.Q. (khoa Kế toán) cho biết, sau đợt thực tập tốt nghiệp, Q. đã được công ty đồng ý tuyển dụng nhưng chỉ được hưởng lương thử việc với điều kiện phải nộp bằng tốt nghiệp đại học mới được tuyển dụng chính thức. Việc nhà trường không cấp bằng đúng thời hạn khiến Q. đứng trước nguy cơ mất cơ hội việc làm.
T.T (khoa Kỹ thuật công trình) cũng đang bị "treo" cơ hội việc làm vì chưa có bằng tốt nghiệp. T. cho biết, công ty không chấp nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời mà yêu cầu phải có bằng thì mới ký hợp đồng tuyển dụng.
Hiện Trường ĐH Tôn Đức Thắng đang chưa có Hiệu trưởng, nên không ai có quyền ký bằng tốt nghiệp của gần 2.000 sinh viên tốt nghiệp đại học đợt tháng 9/2020.
Bạch Dương (DanViet)

Có thể bạn quan tâm

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.