Singapore tìm ra cách kết hợp thuốc trị biến thể Delta

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Các nhà nghiên cứu ở Singapore đã tìm ra cách kết hợp các loại thuốc có thể giúp điều trị bệnh nhân Covid-19 từ nhẹ đến trung bình.

Báo The Straits Times hôm 2-8 cho biết cách kết hợp thuốc này cũng cho thấy những kết quả đầy hứa hẹn chống lại hai biến thể Beta và Delta của virus SARS-CoV-2.

Các nhà nghiên cứu ở Singapore do GS Dean Ho - Giám đốc Viện Y học Kỹ thuật số thuộc Trường ĐH Quốc gia Singapore - dẫn đầu đã sử dụng nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) và thử nghiệm virus sống để kết hợp các loại thuốc một cách tối ưu với liều lượng chính xác nhằm điều trị Covid-19. Họ hợp tác với Phòng thí nghiệm quốc gia DSO vào tháng 4 năm ngoái.

GS Ho cho biết việc định lượng thuốc đòi hỏi mức độ chính xác, không thể làm tùy tiện. Đây cũng là vấn đề mà AI đang tìm cách giải quyết.

 

GS Dean Ho. Ảnh: NUS
GS Dean Ho. Ảnh: NUS


Nền tảng được đặt tên là IDentif.AI đã xác định thuốc kháng virus remdesivir cùng với lopinavir và ritonavir - là những loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh nhân nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV).

Mặc dù chứng minh tính hiệu quả nhưng không phải loại thuốc nào cũng có sẵn hoặc có thể dễ dàng sử dụng tại nhà. Ví dụ, remdesivir phải được truyền qua đường tĩnh mạch (IV) nhỏ giọt tại bệnh viện khiến việc sử dụng trong môi trường cộng đồng trở nên khó khăn. Do đó, nghiên cứu tập trung vào các loại thuốc có sẵn tại địa phương có thể được sử dụng bằng đường uống.

Một trong những sự kết hợp hiệu quả là thuốc kháng virus molnupiravir của Merck và Ridgeback Biotherapy kết hợp với baricitinib, một loại thuốc chống viêm. GS Ho nói rằng sự kết hợp này có thể ức chế virus SARS-CoV-2 mạnh mẽ trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và phù hợp để đánh giá thêm về mặt lâm sàng.

"Chúng tôi đang tìm kiếm các liệu pháp kết hợp để có thể giúp những bệnh nhân bị bệnh nhẹ đang hồi phục tại nhà hoặc tại các cơ sở chăm sóc cộng đồng. Một số phương pháp kết hợp cũng phù hợp cho bệnh nhân nhập viện" - ông Ho chia sẻ.

Các loại thuốc được lựa chọn với sự tham vấn của các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và bác sĩ chuyên khoa ung thư từ Trung tâm Quốc gia về Bệnh truyền nhiễm Singapore, Trường Y Yong Loo Lin (NUS) và Bệnh viện ĐH Quốc gia Singapore (NUH).

Tổng cộng có 12 loại thuốc - bao gồm một loạt thuốc kháng virus và thuốc điều trị ung thư - đã được thử nghiệm và đánh giá theo mức độ hiệu quả ức chế virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, BS Louis Chai, chuyên gia tư vấn cấp cao tại bộ phận bệnh truyền nhiễm NUH, cảnh báo vẫn chưa có dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng cho thấy sự kết hợp thuốc có hiệu quả trong tất cả giai đoạn của bệnh nhân mắc Covid-19.

Ông Chai lưu ý một số loại thuốc có thể làm giảm tải lượng virus SARS-CoV-2 ở bệnh nhân nhưng chúng không thể làm chậm sự tiến triển của bệnh hoặc ngăn ngừa tử vong.

Theo PHẠM NGHĨA (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Việc áp dụng, duy trì và cải tiến HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 góp phần cải thiện và nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của CQHCNN trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Nhật Hào

Gia Lai áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015

(GLO)-Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 2555/KH-UBND về triển khai hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2025.