Shark Thủy bị bắt, Apax Leaders có tiếp tục hoạt động và trả nợ học phí?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đây là vấn đề được đông đảo phụ huynh TP.HCM quan tâm trong bối cảnh Apax Leaders của Shark Thủy còn nợ 93,8 tỉ đồng học phí và các trung tâm tại TP.HCM đều đã đóng cửa trong những tháng qua.

Ông Nguyễn Ngọc Thủy đọc lộ trình hoàn học phí trước hàng trăm phụ huynh TP.HCM tại cuộc họp cuối cùng ở miền Nam vào tháng 4.2023. ẢNH: NGUYỄN ANH

Ông Nguyễn Ngọc Thủy đọc lộ trình hoàn học phí trước hàng trăm phụ huynh TP.HCM tại cuộc họp cuối cùng ở miền Nam vào tháng 4.2023. ẢNH: NGUYỄN ANH

Trưa 26.3, sau khi ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy) bị cơ quan công an khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Công ty cổ phần Anh ngữ Apax (Apax Leaders) đã có thông báo gửi đến toàn thể phụ huynh và học sinh đang học tập tại hệ thống trung tâm của đơn vị này. Văn bản được bà Đoàn Thị Thanh Thủy, Tổng giám đốc điều hành Apax Leaders, ký và đóng dấu vào hôm nay (26.3).

Shark Thủy bị bắt: Bộ Công an kêu gọi người liên quan cung cấp thông tin

Cụ thể, theo lãnh đạo công ty, vụ việc ông Nguyễn Ngọc Thủy bị bắt hoàn toàn không tác động đến hoạt động vận hành và giảng dạy tại 9 trung tâm Anh ngữ đang mở cửa của Apax, tất cả đều tọa lạc ở các tỉnh, thành miền Bắc và miền Trung. "Ban lãnh đạo và các giám đốc trung tâm cam kết duy trì hoạt động liên tục của các trung tâm nhằm đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh", văn bản nêu.

Đặc biệt, trong thời gian cơ quan chức năng điều tra, Apax Leaders sẽ tạm dừng việc xác nhận học phí và công nợ học phí cho phụ huynh, đồng thời tạm ngừng việc hoàn học phí cho đến khi có kết luận của cơ quan chức năng. "Apax sẵn sàng phối hợp một cách tích cực với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm thúc đẩy tiến trình điều tra với mong muốn mang đến quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất cho quý phụ huynh", thông báo viết.

Trước đó không lâu, Công ty cổ phần Tập đoàn Egroup, đơn vị sở hữu Apax Leaders, cũng phát đi thông cáo liên quan đến vị lãnh đạo tiền nhiệm và tình hình hoạt động của tập đoàn cũng như của các công ty thành viên trong hệ thống.

Cụ thể, trước khi bị bắt, ông Nguyễn Ngọc Thủy đã ủy quyền điều hành Egroup và Egame cho bà Nguyễn Thị Dung, thành viên HĐQT Egame và cũng là thành viên Ban lãnh đạo Egroup. Đồng thời, ông Thủy cũng chuyển toàn bộ quyền sở hữu cổ phần, quyền cổ đông tại 2 doanh nghiệp này theo điều lệ của công ty và quy định của pháp luật hiện hành.

Bên cạnh quyết định này, Ban lãnh đạo của Egroup cũng đã họp và nhanh chóng đưa ra các biện pháp, kế hoạch nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Theo đó, ban lãnh đạo sẽ ưu tiên đảm bảo hoạt động ổn định tại các đơn vị thành viên như hệ thống trung tâm tiếng Anh Apax Leaders, hệ thống trường mầm non STEAMe Garten, hệ thống trung tâm đào tạo năng lực tư duy và sáng tạo quốc tế CMS Edu...

"[Điều này nhằm] đảm bảo quyền lợi học tập của các học viên, quyền lợi của khách hàng, của các đối tác và các cổ đông", văn bản nêu.

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.