Sầu riêng trái vụ cho thu nhập cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ áp dụng kỹ thuật chăm sóc kết hợp với phủ bạt ni lông xung quanh gốc để ép cây sầu riêng ra hoa, đậu quả trái vụ, nhiều nhà vườn ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) dễ dàng tiêu thụ sản phẩm, mang lại thu nhập gấp 1,5 lần so với chính vụ.
Năm 2009, ông Lê Hồng Chiến (thôn Hợp Thành, xã Sơn Lang) mua 60 cây sầu riêng giống Thái Lan về trồng xen trên diện tích 6 sào cà phê. Vườn cây được chăm sóc, bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật và hợp điều kiện thổ nhưỡng nên sinh trưởng, phát triển tốt. Gần 5 năm, cây sầu riêng vươn cành tỏa bóng mát, che chắn cho vườn cà phê và bắt đầu ra hoa, kết trái. Thế nhưng, thời điểm thu hoạch sầu riêng trùng với những địa phương khác nên việc tìm đầu ra cho sản phẩm gặp không ít khó khăn. “Tôi gọi thương lái thì họ lấy lý do này, lý do khác không tới thu mua, buộc phải đem đi bán lẻ rất vất vả. Từ đó tôi nảy sinh ý tưởng làm sầu riêng trái vụ”-ông Chiến cho biết.
Với suy nghĩ đó, ông bắt đầu tìm tòi, học hỏi kỹ thuật trồng sầu riêng trái vụ bằng cách cắt nước, tạo hạn, đồng thời áp dụng kinh nghiệm để chăm sóc phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Sau khi nắm bắt thời vụ thu hoạch sầu riêng của từng vùng, năm 2021 ông Chiến áp dụng kỹ thuật xử lý để cây ra hoa và cho thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán. Ông chia sẻ: “Năm 2021, mấy chục cây sầu riêng cho thu hoạch hơn 7 tạ quả, bán giá 65 ngàn đồng/kg, gia đình lãi gần 300 triệu đồng. Tết Nguyên đán 2022, gia đình đã bán được hơn 3 tấn. Đầu tháng 3 này họ đến thu mua tiếp”.
 Ông Lê Hồng Chiến (thôn Hợp Thành, xã Sơn Lang, huyện Kbang) áp dụng kỹ thuật ép cây sầu riêng ra hoa trái vụ cho thu nhập cao gấp 1,5 lần so với chính vụ. Ảnh: Ngọc Minh
Ông Lê Hồng Chiến (thôn Hợp Thành, xã Sơn Lang, huyện Kbang) áp dụng kỹ thuật ép cây sầu riêng ra hoa trái vụ cho thu nhập cao gấp 1,5 lần so với chính vụ. Ảnh: Ngọc Minh
Theo ông Chiến, thời điểm cây sầu riêng ra hoa, đậu quả trái vụ trùng với mùa mưa. Vì vậy, bên cạnh yêu cầu chăm sóc cẩn thận, giai đoạn đầu phải phủ bạt ni lông xung quanh gốc để cây hạn chế tiếp xúc với nước, khống chế ra hoa. Trước khi thu hoạch hơn 1 tháng phải tập trung bón phân kali để quả sầu riêng phát triển đều, múi thơm ngon hơn, đồng thời hạn chế quả bị nứt, nước ngấm vào gây nấm mốc, hư hỏng… Nhờ áp dụng đúng quy trình chăm sóc, bón phân nên sản lượng, chất lượng sầu riêng trái vụ chẳng kém so với chính vụ. “Tuy mất thời gian, vất vả hơn chính vụ, nhưng bù lại tiêu thụ dễ, giá bán bình quân cao hơn 20-30 ngàn đồng/kg. Nhờ đó mà thu nhập của gia đình tăng gấp rưỡi, chưa kể hàng năm cà phê thu lời hơn 50 triệu đồng/ha”-ông Chiến phấn khởi nói.
Nhờ trồng sầu riêng trái vụ, gia đình ông Phan Quang Trung (thôn Hợp Thành, xã Sơn Lang) thu lợi nhuận 450 triệu đồng năm, cao hơn làm chính vụ từ 120-150 triệu đồng năm. Ảnh: Ngọc Minh
Nhờ trồng sầu riêng trái vụ, gia đình ông Phan Quang Trung (thôn Hợp Thành, xã Sơn Lang) thu lợi nhuận 450 triệu đồng/năm, cao hơn làm chính vụ 120-150 triệu đồng. Ảnh: Ngọc Minh
Tương tự, thời điểm này, hơn 100 cây sầu riêng của gia đình ông Phan Quang Trung (cùng thôn) đang trong kỳ thu hoạch. Dẫn chúng tôi tham quan vườn cây, ông Trung hồ hởi kể: Năm 2014, ông trồng xen hơn 200 cây sầu riêng giống Thái Lan và Ri6 trên diện tích 2 ha cà phê. Năm 2020, ông chuyển sang ép cây ra quả trái vụ. Để hạn chế rủi ro và cho thu nhập thường xuyên, ông chia số lượng hơn 100 cây cho thu hoạch vào tháng Chạp, còn lại thu hoạch trong tháng 2 Âm lịch. “Hàng năm, sầu riêng chính vụ cho thu hoạch kéo dài từ tháng 8 đến tháng 10. Trên cơ sở đó, tôi ép cây ra hoa theo chủ ý. Nhờ vậy, hơn 200 cây sầu riêng mang về lợi nhuận 450 triệu đồng/năm, cao hơn làm chính vụ 120-150 triệu đồng”-ông Trung vui vẻ chia sẻ. Chỉ tay về phía đồi cà phê xanh mướt, ông Trung cho hay sẽ trồng xen khoảng 400 cây sầu riêng và áp dụng kỹ thuật cho ra hoa trái vụ rải đều trong năm để có thu nhập thường xuyên.
Đánh giá về mô hình trồng sầu riêng trái vụ, ông Đinh Văn Hdân-Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Lang-cho biết: “Hiện trên địa bàn xã, bà con trồng xen cây sầu riêng trên diện tích hơn 10 ha cà phê. Trong đó, có 2 hộ thực hiện mô hình trồng sầu riêng trái vụ, mang lại thu nhập cao. Thời gian tới, xã tuyên truyền, vận động người dân rà soát diện tích cà phê nói riêng và các loại cây khác nói chung để xen canh, đa dạng cây trồng nhằm mang lại nguồn thu nhập thường xuyên. Xã sẽ chỉ đạo các hội, đoàn thể phối hợp với cán bộ nông nghiệp tổ chức cho người dân tham quan, học hỏi kinh nghiệm để nhân rộng mô hình này, góp phần tăng thu nhập”.
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).