Sản xuất hồ tiêu sạch để nâng giá trị sản phẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Để giúp người dân tiếp cận phương thức sản xuất hồ tiêu sạch theo hướng hữu cơ, năm 2019, Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai thực hiện Dự án "Liên kết sản xuất hồ tiêu sạch, bền vững tại 2 xã Nam Yang và Hải Yang". 
Cuối năm 2018, một số vườn hồ tiêu ở xã Nam Yang và Hải Yang (huyện Đak Đoa) được cấp chứng nhận hữu cơ của Mỹ và châu Âu. Để giúp người dân tiếp cận phương thức sản xuất hồ tiêu sạch theo hướng hữu cơ, năm 2019, Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang đã triển khai thực hiện Dự án "Liên kết sản xuất hồ tiêu sạch, bền vững tại 2 xã Nam Yang và Hải Yang". Kinh phí thực hiện dự án từ nguồn hỗ trợ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và vốn đối ứng của người dân khoảng 1,9 tỷ đồng.
Tham gia dự án có 60 hộ chuyên trồng hồ tiêu (Nam Yang 45 hộ, Hải Yang 15 hộ), mỗi hộ đóng góp 0,5 ha. Hợp tác xã tiến hành tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học cũng như các dạng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học... cho các hộ tham gia dự án.
Chăm sóc hồ tiêu. Ảnh: Nguyễn Hồng
Chăm sóc hồ tiêu. Ảnh: Nguyễn Hồng
Qua 2 năm triển khai thực hiện, đến nay, dự án đã đạt được nhiều kết quả từ sản xuất, thu hoạch, sơ chế gắn với chế biến. Theo đó, Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm hồ tiêu của các hộ tham gia dự án nếu đảm bảo yêu cầu không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học, tuân thủ quy trình canh tác để sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu với giá cao hơn thị trường 10-20 ngàn đồng/kg. Điều này giúp người trồng hồ tiêu có nguồn thu nhập ổn định, còn địa phương định hướng phát triển cây hồ tiêu theo hướng hữu cơ bền vững.
Ông Nguyễn Tấn Công-Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang-cho biết: Hợp tác xã là đơn vị tổ chức sản xuất, tiêu thụ và cung cấp sản phẩm hồ tiêu hữu cơ cho các công ty xuất khẩu ra thị trường thế giới. Sự thành công trong liên kết sản xuất hồ tiêu sạch, bền vững của người dân 2 xã Nam Yang và Hải Yang là cơ sở để UBND huyện Đak Đoa tiếp tục đầu tư phát triển sản phẩm hồ tiêu hữu cơ trở thành sản phẩm OCOP cấp tỉnh trong thời gian tới. Đồng thời, dự án cũng góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
NGUYỄN HỒNG

Có thể bạn quan tâm

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.