Samsung dùng AI để thiết kế chip di động 3nm đầu tiên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Samsung đã tạo đột phá bằng việc tận dụng bộ phần mềm điều khiển AI (trí tuệ nhân tạo) của Synopsys để hợp lý hóa toàn bộ quy trình thiết kế chip SoC (system-on-chip) bằng công nghệ xử lý 3nm tiên tiến.

Bộ công cụ của Synopsys bao gồm DSO để thiết kế chip, VSO để xác minh chức năng và TSO để kiểm tra silicon. Bằng cách xử lý các tập dữ liệu khổng lồ bằng các mô hình học sâu, các mô-đun AI này đã tự động hóa và tăng tốc các giai đoạn phát triển chip vốn rất tốn thời gian. Từ lập kế hoạch kiến trúc đến triển khai và xác minh vật lý, các thuật toán học máy đã xử lý những nhiệm vụ khó khăn thường được giao cho các kỹ sư con người trong việc thiết kế chip.

Công cụ của Synopsys giúp Samsung đẩy nhanh việc thiết kế chip 3nm

Công cụ của Synopsys giúp Samsung đẩy nhanh việc thiết kế chip 3nm

Đối với chip di động bí ẩn của Samsung, AI nắm quyền kiểm soát mọi thứ, từ bố cục địa điểm và tuyến đường cho đến phê duyệt và tối ưu hóa các chỉ số về hiệu suất, điện năng và diện tích. Synopsys tuyên bố chỉ riêng phần mềm Fusion Compiler của họ đã giúp nhóm của Samsung tiết kiệm được nhiều tuần lao động gian khổ.

Nhờ các kỹ thuật được tối ưu hóa cho AI như phân vùng thiết kế, xung nhịp đa nguồn và ánh xạ dây, SoC 3nm của Samsung tự hào có khả năng tăng tần số CPU cao nhất lên 300 MHz cùng với mức tiêu thụ điện năng động giảm 10%. Điều đó không quá tệ đối với một bộ não silicon được thiết kế bởi AI.

Hoạt động này cũng đánh dấu lần lặp lại thiết kế phức tạp đầu tiên của Samsung với công nghệ sản xuất GAAFET (gate-all-around FET) 3nm mới nhất. Mặc dù GAAFET đã được đi vào thương mại đầu tiên gần hai năm trước nhưng Samsung đến nay vẫn giới hạn nó ở các bộ xử lý khai thác tiền điện tử tương đối đơn giản.

Với sự hỗ trợ của Synopsys, Samsung cuối cùng đã bước vào lĩnh vực silicon GAAFET hiệu suất cao dành cho các thiết bị di động cao cấp. Quy trình thiết kế dựa trên AI có thể hỗ trợ công ty tăng tốc hiệu suất GAAFET cho chip Exynos có trên smartphone và tablet Galaxy hàng đầu trong tương lai.

Cả hai công ty đều không tiết lộ thông tin chi tiết về chip 3nm được phát triển bởi thiết kế AI này, tuy nhiên nó có thể được sử dụng cho quy trình nút SF3 thế hệ thứ hai, vốn tinh tế hơn so với quy trình SF3E trước đó.

Có thể bạn quan tâm

Ý thức bảo mật

Ý thức bảo mật

Tại Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (NCA) vừa qua, đại tướng Lương Tam Quang - Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng quốc gia - nhấn mạnh:

Vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân nhận Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan do Tổng thống Pháp trao tặng

Vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân nhận Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan do Tổng thống Pháp trao tặng

(GLO)-Tổng thống Pháp vừa ký sắc lệnh trao tặng Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh hạng Sĩ quan cho Giáo sư Trần Thanh Vân-Chủ tịch Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam ở Pháp, Giám đốc Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) và Giáo sư Lê Kim Ngọc-Chủ tịch Hội Bảo trợ trẻ em Việt Nam tại Pháp.

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Khai thác tiềm năng điện gió ngoài khơi

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu lắp đặt từ 6-17 GW điện gió ngoài khơi (ĐGNK) giai đoạn 2030-2035. Một số tổ chức trong nước và quốc tế đã có những nghiên cứu sơ bộ về tiềm năng điện gió ngoài khơi.

null