Sai lầm: 'Cha mẹ lùn, con không thể cao'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chỉ cần chăm sóc đúng cách trong giai đoạn quan trọng sẽ giúp trẻ cao thêm 15-20cm. Ngoài ra, còn có một số bí quyết làm tăng chiều cao, đó là phát huy tối ưu nội tiết tố của trẻ.

Bơi lội...
Bơi lội...



TS.BS Huỳnh Thoại Loan, trưởng khoa thận - nội tiết Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho rằng hiện nay các bà mẹ rất muốn con mình cao hơn, thế nhưng họ lại có nhiều quan điểm sai lầm.

Hai giai đoạn "đại nhảy vọt"

Gặp nhau, các bà mẹ thường hỏi cân nặng của trẻ, chứ rất hiếm khi hỏi chiều cao của trẻ. Cân nặng của trẻ càng nhiều, các bà mẹ càng thích.

Tuy nhiên, theo TS Huỳnh Thoại Loan, quan điểm này sai vì một đứa trẻ phát triển tốt khi cân nặng đạt chuẩn theo lứa tuổi và chiều cao vượt trội.

Chính việc chỉ để ý đến cân nặng, ít để ý đến chiều cao làm nhiều bà mẹ chỉ biết con mình mập hơn những trẻ khác, nhưng khi trẻ lùn hơn những trẻ khác thì lại không biết.

Chiều cao của trẻ phát triển liên tục đến năm 24-25 tuổi mới dừng lại. Trong khoảng thời gian này, có hai giai đoạn "đại nhảy vọt" về chiều cao cho trẻ là ba tháng cuối thai kỳ (xương đùi kéo rất dài) và giai đoạn tiền dậy thì.

Nếu bổ sung dinh dưỡng tối ưu cho bà mẹ trong ba tháng cuối thai kỳ và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong giai đoạn tiền dậy thì, trẻ sẽ tăng được 15-20cm. Tuy nhiên, các bà mẹ lại ít biết đến điều này.

Nhiều bà mẹ vẫn cho rằng "ba mẹ lùn" nên con không thể cao được. Theo TS Loan, gen di truyền chỉ tác động đến 30% chiều cao của trẻ, 70% còn lại hoàn toàn có thể tác động được qua 3 yếu tố dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ.

Đầu tiên phải chú ý đến tổng năng lượng cho trẻ hằng ngày, thứ hai là thành phần canxi và nội tiết tố tăng trưởng GH, hoặc hoóc môn tăng trưởng tiết ở mức tối ưu.

Sai lầm tiếp theo là quan niệm "sữa chỉ dành cho con nít", trong khi sữa là chất dễ hấp thu nhất, nồng độ canxi phù hợp nhất để hấp thu, tốt cho sự phát triển của xương nên cần cho bất cứ độ tuổi nào.

Nhiều bà mẹ còn mua thuốc canxi về cho trẻ uống để trẻ cao thêm. Tuy nhiên, nếu không tham khảo ý kiến của bác sĩ, trẻ sẽ phải hấp thu một lượng canxi nhiều hơn lượng canxi cơ thể cần. Canxi không thể hấp thu hết vào ruột, mà phải lọc qua thận nên sẽ gây sỏi thận ở trẻ.


 

 



Dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ

Để trẻ có thể phát triển chiều cao tối ưu, theo TS Loan, trẻ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ (trong đó có uống đủ lượng sữa), có thời gian hoạt động ngoài trời và cho trẻ đi ngủ sớm.

Nếu uống lượng sữa đủ như khuyến cáo cho từng lứa tuổi thì không cần bổ sung canxi. Bên cạnh đó, trẻ cần được vận động ngoài trời ít nhất một giờ mỗi ngày.

Vận động không chỉ sẽ kéo chiều dài xương đùi mà còn làm tăng độ cứng của xương, giảm độ hụt mất xương, loãng xương sau này. Những môn thể thao giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu là những môn thể thao mà trẻ phải với, rướn người như bóng rổ, bóng chuyền, bơi.

Việt Nam là nước nhiệt đới, thế nhưng tỉ lệ nồng độ vitamin D trong máu quá thấp. Lý do là trẻ em ở trong nhà nhiều, khi ra đường lại bị mẹ che kín.

Vitamin D chỉ là điều kiện cần, chứ không phải điều kiện đủ. Trẻ em ở quê chạy ngoài trời đen nhẻm nhưng cũng không cao được vì không có năng lượng, không có canxi. Do vậy, trẻ muốn có năng lượng, canxi cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

Những trẻ dư cân cần có chế độ đặc biệt như giảm thức ăn nhanh, tăng vận động, giảm chất bột đường chứ không nên giảm sữa.

Còn làm sao phát huy tối ưu được nội tiết tố cho trẻ? Giờ vàng để tiết nội tiết tố là đúng 0 giờ ban đêm. Tiết nội tiết tố ở đỉnh điểm vào giờ vàng thì trẻ phải rơi vào giấc ngủ sâu, do vậy trẻ phải được ngủ ít nhất hai giờ trước đó (22 giờ).

Các bà mẹ hãy chú ý đến chiều cao của trẻ. Theo biểu đồ chiều cao, nếu chiều cao của trẻ chỉ ở mức độ trung bình là không tốt, mà phải đi lên trên mức trung bình của biểu đồ.

Tùy tuổi, nhưng thường một năm phải tăng 5-10 cm thì trẻ mới lớn được, còn những trường hợp 6 tháng mới tăng 1 cm thì nên đến bác sĩ khám.

Ngoài ra, có một số trẻ bị thiếu hoóc môn tăng trưởng. Những trẻ này nếu được bổ sung hoóc môn tăng trưởng sớm vẫn có thể cao hơn 50cm so với trẻ không được bổ sung hoóc môn này.

 

Khi trẻ dưới 3 tuổi, nhiều bà mẹ cung cấp lượng sữa rất tốt cho trẻ, nhưng khi trẻ hơn 3 tuổi thì cho rằng trẻ đã lớn rồi nên không chú ý đến nữa. Tuy nhiên, trẻ còn cao đến năm 24-25 tuổi nên vẫn cần được bổ sung sữa mỗi ngày. Trẻ trên 3 tuổi cần 500-1.000ml sữa mỗi ngày.


Thùy Dương (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.