Gia Lai đến năm 2030: 95% bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa có Khoa Y dược cổ truyền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tỉnh ủy Gia Lai vừa có kế hoạch số 295-KH/TU thực hiện kết luận số 86-KL/TW ngày 10-7-2024 của Ban Bí thư về phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới.

Theo đó, mục tiêu tổng quát của kế hoạch là hiện đại hóa và phát triển toàn diện y dược cổ truyền tăng cường kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại nhằm bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới.

Mục tiêu cụ thể, phấn đấu đến năm 2030, phát triển Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh thành Bệnh viện Y dược cổ truyền- Phục hồi chức năng và Điều dưỡng tỉnh; 95% bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa có Khoa Y dược cổ truyền; 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn và tương đương có triển khai hoạt động tư vấn sử dụng y dược cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe hoặc tổ chức khám chữa bệnh y dược cổ truyền.

z5969578593245-900530018714678c527e8bddda159c84.jpg
Gia Lai phấn đấu đến năm 2030 có 95% bệnh viện đa khoa, chuyên khoa có Khoa Y dược cổ truyền. Ảnh: N.N

Tăng tỷ lệ khám, chữa bệnh y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y học hiện đại ở tất cả các tuyến. Đến năm 2025, tuyến tỉnh đạt 20%; tuyến huyện đạt 25% và tuyến xã đạt 30%. Đến năm 2030, tuyến tỉnh đạt 25%; tuyến huyện đạt 30% và tuyến xã đạt 40%.

Tăng tỷ lệ chi trả thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền trong cơ sở khám chữa bệnh từ Quỹ bảo hiểm y tế trong tổng số chi phí cho thuốc, đến năm 2025 tối thiểu là 20% và đến năm 2030 là 30%; trong đó, chi phí sử dụng dược liệu sẵn có tại địa phương trong chữa bệnh tối thiểu là 5% trong tổng số chi phí thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.

img-7452-8839.jpg
Gia Lai phấn đấu thực hiện mục tiêu hiện đại hóa và phát triển toàn diện y dược cổ truyền tăng cường kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại nhằm bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới. Ảnh: N.N

Tăng số lượng đề tài nghiên cứu khoa học về y dược cổ truyền được ứng dụng trong thực tiễn; chú trọng nghiên cứu chứng minh khoa học tác dụng chữa bệnh của y dược cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh y dược cổ truyền có giá trị.

Tăng tỷ lệ dược liệu nuôi trồng trong tỉnh, khuyến khích dược liệu nuôi trồng, thu hái dược liệu theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, giảm dần tỷ lệ nhập khẩu dược liệu, thuốc cổ truyền.

Phát triển y dược cổ truyền khối tư nhân, tăng cường vai trò của các hội, hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực y dược cổ truyền.

Kế hoạch cũng đề ra nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu và phân công nhiệm vụ cho các ban, ngành tổ chức thực hiện.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.