Hỗ trợ điều trị trẻ suy dinh dưỡng nặng: Hiệu quả, nhân văn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiều cháu bé dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (SDD) cấp tính nặng được hỗ trợ miễn phí sản phẩm dinh dưỡng RUTF để điều trị. Chương trình thể hiện tính nhân văn sâu sắc khi giúp nhiều trẻ thoát khỏi tình trạng SDD.

Hỗ trợ miễn phí sản phẩm điều trị SDD

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, năm 2023, Gia Lai có 140.261 trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ trẻ SDD cấp tính chiếm 8,2%. Trong đó, trẻ SDD cấp tính nặng chiếm 1,6%. Qua các đợt sàng lọc và giám sát cho thấy, trẻ bị SDD cấp tính và cấp tính nặng chủ yếu là con hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong chiến dịch uống vitamin A và cân đo trẻ đợt 1-2024, ngành chức năng sàng lọc và phát hiện 374 trẻ SDD cấp tính nặng cần hỗ trợ sản phẩm dinh dưỡng để điều trị.

trong-chien-dich-uong-vitamin-a-va-can-do-tre-dot-1-nam-2024-tinh-gia-lai-da-sang-loc-va-phat-hien-374-tre-sdd-cap-tinh-nang-can-ho-tro-san-pham-dinh-duong-de-dieu-tri-anh-nhu-nguyen.jpg
Trong chiến dịch uống Vitamin A và cân đo trẻ đợt 1 năm 2024, tỉnh Gia Lai đã sàng lọc và phát hiện 374 trẻ SDD cấp tính nặng cần hỗ trợ sản phẩm dinh dưỡng để điều trị. Ảnh: N.N

Ông Viên Chinh Chiến-Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên-thông tin: Trước tình hình đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đã đề xuất Ban Quản lý Dự án Vì sự sống còn và phát triển của trẻ em và môi trường (Dự án CSDE) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) hỗ trợ sản phẩm điều trị SDD cấp tính nặng RUTF cho 374 trẻ tại Gia Lai.

Đồng thời, đơn vị hỗ trợ tập huấn cho cán bộ tuyến huyện, tuyến xã về sàng lọc SDD cấp tính nặng, quản lý trẻ SDD cấp tính nặng tại cộng đồng; giám sát hỗ trợ kỹ thuật hoạt động can thiệp điều trị SDD cấp tính nặng cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

Theo Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, hoạt động can thiệp bằng sản phẩm RUTF giúp cải thiện tình trạng SDD của trẻ rõ rệt. Sau liệu trình điều trị hơn 2 tháng, 257 trẻ khỏi SDD; 315 trẻ thoát khỏi kênh SDD cấp tính nặng. Kết quả trên giúp cải thiện tình trạng SDD cấp tính nặng cũng như góp phần cải thiện tình trạng của trẻ em.

Giúp trẻ thoát SDD

Được hỗ trợ sản phẩm điều trị SDD cấp tính nặng RUTF, nhiều trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn tỉnh đã thoát khỏi tình trạng SDD, sức khỏe được cải thiện và phát triển tốt. Đơn cử, xã Ia Hiao (huyện Phú Thiện) có 3 trẻ SDD cấp tính nặng được điều trị. Sau 2 tuần điều trị, cân nặng của mỗi cháu tăng từ 0,7 đến 1,8 kg. Còn tại xã Ia Le (huyện Chư Pưh) cũng có 3 trẻ SDD cấp tính nặng được điều trị; kết quả sau điều trị trung bình mỗi cháu tăng từ 0,4 đến 0,7 kg.

con-chi-truong-thi-bui-thao-to-6-phuong-hoi-thuong-tp-pleiku-duoc-cap-mien-phi-san-pham-ho-tro-dieu-tri-dinh-duong-giup-chau-thoat-khoi-sdd-anh-nhu-nguyen.jpg
Con gái của chị Trương Thị Bùi Thảo (tổ 6, phường Hội Thương, TP. Pleiku) được cấp miễn phí sản phẩm hỗ trợ điều trị dinh dưỡng. Ảnh: N.N

Tại hội thảo tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động can thiệp điều trị SDD cấp tính nặng tại cộng đồng cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi diễn ra vào cuối tháng 11 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch đánh giá cao hiệu quả của chương trình này. Đồng thời, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Bộ Y tế tiếp tục có nhiều chương trình hỗ trợ cho trẻ em và người dân Gia Lai nói riêng, Tây Nguyên nói chung, góp phần chăm sóc sức khỏe người dân ngày càng tốt hơn.

Tại các địa phương khác, kết quả sau điều trị cũng rất khả quan. Chị Trương Thị Bùi Thảo (tổ 6, phường Hội Thương, TP. Pleiku) chia sẻ: “Con út tôi gần 2 tuổi. Trước đó, cháu bị SDD cấp tính nặng nhưng gia đình khó khăn nên chưa có điều kiện điều trị. Từ tháng 8-2024 đến nay, cháu được hỗ trợ miễn phí sản phẩm điều trị SDD. Sau khi sử dụng sản phẩm, cháu đã tăng từ 7 kg lên gần 12 kg và thoát khỏi SDD. Hiện sức khỏe cháu ổn định”.

Huyện Chư Sê cũng là một trong những địa phương triển khai hiệu quả hoạt động can thiệp điều trị SDD cấp tính nặng cho trẻ dưới 5 tuổi bằng sản phẩm RUTF. Bà Nguyễn Thị Thanh Hà-Cán bộ chuyên trách dinh dưỡng (Trung tâm Y tế huyện Chư Sê) đánh giá: Sau liệu trình điều trị khoảng 63 ngày, 27/34 trẻ dưới 5 tuổi bị SDD cấp tính nặng ra khỏi SDD, chiếm 79,41%. Trung bình trẻ tăng từ 800 đến 900 gram sau 1 tháng sử dụng sản phẩm RUTF và sau 4 đến 5 tuần đã chuyển từ SDD nặng sang SDD vừa hoặc bình thường.

Kết quả cho thấy hiệu quả của chương trình hỗ trợ sản phẩm điều trị dinh dưỡng trong việc cải thiện tình trạng SDD cấp tính nặng cho trẻ dưới 5 tuổi và góp phần nâng cao tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em trên địa bàn tỉnh.

Trao đổi với P.V, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên cho biết thêm: Trước những tín hiệu tích cực mà chương trình mang lại, Viện đề nghị Ban Quản lý Dự án CSDE và UNICEF tiếp tục hỗ trợ hoạt động dinh dưỡng nhằm góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em ở khu vực Tây Nguyên cũng như trẻ em Việt Nam nói chung.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.