Rượu ghè đắt hàng dịp Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những lúc nông nhàn, bà Đinh Thị Jrưk (làng Nghe Nhỏ, thị trấn Kông Chro) thường ủ rượu ghè dùng trong dịp lễ hội và đãi khách. Hơn 40 năm nắm giữ bí quyết làm rượu ghè, bà Jrưk đã chinh phục khách quý bằng những ghè rượu thơm ngon đặc trưng. Tiếng lành đồn xa, hơn 10 năm qua, rượu ghè của bà Jrưk được nhiều khách hàng gần xa biết tới. Bà Jrưk cho hay: “Ngày thường, tôi làm rượu bán cho khách trên địa bàn huyện. Những tháng cận Tết, khách ở thị xã An Khê, TP. Pleiku đặt mua nhiều hơn. Năm nay, khách đặt trước trên 60 ghè rượu bo bo với giá 500 ngàn đồng/ghè. Sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu về 27 triệu đồng”.
Theo kinh nghiệm của bà Jrưk, bo bo thu hoạch về đem phơi khô, mang đi xay xát để loại bỏ lớp vỏ trấu rồi đem nấu chín, rải ra nia cho nguội sau đó rắc men lên. Tiếp tục trộn đều 2 nguyên liệu này lại với nhau, ủ 2 ngày, 2 đêm rồi bỏ vào từng ghè đã được rửa sạch, phơi khô. Kế đến phủ lên miệng ghè miếng ni nông hoặc lá chuối, buộc thật chặt nhằm giữ nhiệt và ngăn không thoát hơi men. “Cứ để như vậy chừng 1 tháng là uống được. Men làm rượu là những loại rễ, vỏ cây, do đó giữ được vị ngon ngọt, thơm nồng, uống vào rất êm, không đau đầu”-bà Jrưk chia sẻ.
  Gần 40 năm nay, bà Jrưk làm rượu ghè theo cách truyền thống.       Ảnh: N.M
Gần 40 năm nay, bà Jrưk làm rượu ghè theo cách truyền thống. Ảnh: N.M
Bà Jrưk chia sẻ thêm: “Bo bo là loại cây dễ thích ứng nên gia đình tôi thường trồng ở những khoảnh đất trống quanh vườn, bìa ruộng hoặc xen trong ruộng đậu, bắp. Vụ tới, ngoài trồng xen canh, gia đình sẽ dành riêng 3 sào đất để trồng bo bo làm nguyên liệu ủ rượu, đáp ứng nhu cầu khách hàng”.
ở làng Hle Hlang (xã Yang Trung, huyện Kông Chro, Gia Lai), ông Đinh Que được biết đến là người làm rượu ghè có tiếng. Ông Que không chỉ ủ rượu để phục vụ nhu cầu sinh hoạt gia đình, cộng đồng mà còn xuất bán đi các huyện, thị xã trong tỉnh và TP. Hồ Chí Minh. Ông tâm sự: “Mình biết ủ rượu là nhờ mẹ chỉ bảo. 3 năm nay, mỗi dịp Tết đến, mình làm khoảng 30 ghè rượu bán cho bạn bè và khách hàng quen đặt làm quà biếu với giá 150-500 ngàn đồng/ghè, nhờ đó mà có tiền tiêu Tết”. Chỉ tay sang những ghè rượu để ngay ngắn góc nhà, ông Que phấn khởi nói: “10 ghè rượu này là của khách ở thị xã An Khê và TP. Hồ Chí Minh đặt làm tại phiên chợ nông sản an toàn năm 2018 do huyện Kông Chro tổ chức giữa tháng 12-2018”.
Ông Đinh Văn Brơn-Phó Chủ tịch UBND xã Yang Trung-cho biết: Rượu ghè là thức uống truyền thống của người dân bản địa. Vì vậy, 200 hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã đều ủ được rượu dùng trong các dịp lễ hội và phục vụ sinh hoạt gia đình; một số hộ còn làm rượu ghè để bán, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Điều này không chỉ giúp người dân có thêm nguồn thu nhập, trang trải cuộc sống mà còn góp phần gìn giữ nét văn hóa đậm bản sắc dân tộc. “Xã cũng thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở người dân làm sao phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không vì lợi nhuận mà dùng các loại men trôi nổi trên thị trường; khuyến khích người dân trồng các loại cây lấy hạt làm nguyên liệu ủ rượu, làm men từ các loại rễ, vỏ cây rừng, gìn giữ những tinh túy của rượu ghè truyền thống”-ông Brơn cho biết thêm.
Ngọc Minh

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.