Ra mắt Câu lạc bộ Cồng chiêng nữ làng Leng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 31-5, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai phối hợp với huyện Kbang ra mắt Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng nữ làng Leng (xã Tơ Tung). Đây là CLB điểm triển khai thực hiện Đề án “Chương trình hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh.

Dự lễ ra mắt có đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, UBND huyện Kbang, xã Tơ Tung cùng đông đảo người dân, thành viên CLB Cồng chiêng nữ làng Leng.

Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh và UBND huyện Kbang tặng hoa chúc mừng, trao quyết định cho thành viên CLB Cồng chiêng nữ làng Leng. Ảnh: Ngọc Minh

Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh và UBND huyện Kbang tặng hoa chúc mừng, trao quyết định cho thành viên CLB Cồng chiêng nữ làng Leng. Ảnh: Ngọc Minh

Câu lạc bộ Cồng chiêng nữ làng Leng ra đời tháng 7-2014, đến nay có 47 thành viên. Câu lạc bộ là tổ chức xã hội, hoạt động theo điều lệ CLB được UBND huyện phê duyệt sau đại hội; tuân thủ quy định của pháp luật, chịu sự quản lý trực tiếp của UBND xã Tơ Tung và các cơ quan có liên quan đến lĩnh vực hoạt động CLB; có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, tự bảo đảm kinh phí, trụ sở và phương tiện hoạt động.

Việc thành lập CLB Cồng chiêng nữ làng Leng khẳng định giá trị văn hóa độc đáo của địa phương; tạo điều kiện cho việc bảo tồn và phát huy truyền thống, góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh Kbang đến bạn bè trong và ngoài tỉnh; là điển hình để các đội cồng chiêng trên địa bàn tỉnh học hỏi, làm theo.

Thành viên CLB Cồng chiêng nữ làng Leng (xã Tơ Tung, huyện Kbang) chụp hình lưu niệm cùng các đại biểu. Ảnh: Ngọc Minh

Thành viên CLB Cồng chiêng nữ làng Leng (xã Tơ Tung, huyện Kbang) chụp hình lưu niệm cùng các đại biểu. Ảnh: Ngọc Minh

Phát biểu tại lễ ra mắt, ông Nguyễn Đức Hoàng-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch cho biết: Sau khi thành lập CLB đã nhận được sự hỗ trợ từ Đề án “Chương trình hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030” của tỉnh năm 2022 với kinh phí 452 triệu đồng. Số tiền này giúp CLB mua sắm cồng chiêng, trang phục, dàn âm thanh, hỗ trợ tiền công tập luyện cho các thành viên.

“Để duy trì sinh hoạt thường xuyên trong thời gian tới, Sở đề nghị UBND huyện Kbang, UBND xã Tơ Tung tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho CLB hoạt động; cần quan tâm hơn nữa đến công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa địa phương. Đối với các thành viên CLB tiếp tục phát huy, lan tỏa tình yêu đối với nghệ thuật dân gian truyền thống; hướng dẫn và thu hút thêm nhiều hội viên mới cùng tham gia. Đồng thời, Sở cũng đề nghị các địa phương trong tỉnh nghiên cứu, học tập mô hình CLB cồng chiêng nữ làng Leng điểm để nhân rộng tại địa phương mình...”-ông Hoàng nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Tri ân những người ngã xuống

Tri ân những người ngã xuống

Hơn ba thập kỷ qua, hành trình tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh qua các thời kỳ chiến tranh tại Lào và Campuchia về nước của Đội K53 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum) là hành trình thiêng liêng tri ân những người đã ngã xuống.

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Hơn 1.500 tài liệu, tư liệu, hình ảnh tại cuộc trưng bày mang tên ‘‘Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc”, góp phần tái hiện một giai đoạn lịch sử đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi hàng vạn người con miền Nam rời quê hương, mang theo khát vọng thống nhất đất nước, lên đường ra Bắc.

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Trong nhịp đô thị hóa, nhà dài dần vắng bóng tại các buôn làng Ê Đê. Có ngôi nhà dài gần như nguyên bản, nhưng ông Y Jui Êban ở buôn Kmrơng Prông B (xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đang lo có thể đổ sập bất kỳ lúc nào.

Tiếng ve gọi hè

Tiếng ve gọi hè

(GLO)- Ai cũng từng trải qua những ngày cắp sách đến trường, cũng từng háo hức đợi tiếng ve gọi hè sang, từng bâng khuâng trước những cánh hoa phượng vĩ đầu mùa.

Độc đáo chợ chiều Pleiku

Độc đáo chợ chiều Pleiku

(GLO)- Tuy chỉ diễn ra vài tiếng đồng hồ, nhưng những phiên chợ chiều trên phố núi Pleiku vẫn đông đúc kẻ bán, người mua. Không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa, chợ còn là nơi để những ai khi đến mua sắm hiểu hơn về văn hóa và cư dân của vùng đất cao nguyên này.

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Việc Việt Nam tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025 một lần nữa khẳng định vai trò ngày càng lớn của Phật giáo Việt Nam trong đời sống tôn giáo quốc tế.

Vừa vặn sống

Vừa vặn sống

(GLO)- Thỉnh thoảng, trong một buổi sớm mai, nếu không phải bận bịu quá với công việc, tôi thường ngồi bên vỉa hè, dưới một gốc thông.

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

(GLO)- Nhiều năm qua, anh Ksor Mang (SN 1986, buôn Phu Ma Nher, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai, nhất là việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Ia Grai tổ chức hội thảo về vai trò của sách

Ia Grai tổ chức hội thảo về vai trò của sách

(GLO)- Sáng 9-5, tại Trường Tiểu học Nguyễn Huệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Dự án Sách hay cho học sinh Tiểu học tổ chức Hội thảo “Về vai trò của sách, các biện pháp đưa sách đến với học sinh”. Chương trình do Quỹ Tâm Nguyện Việt tài trợ.