Làng Leng vang tiếng cồng chiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với lòng nhiệt huyết của anh Đinh Plih cùng sự ủng hộ nhiệt tình của người dân, những năm qua, tiếng cồng chiêng luôn vang vọng ở làng Leng (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai).
Tháng 7, ở vùng Đông Trường Sơn, nắng vẫn chang chang trên những thớ đất khô. Chỉ khi bước vào ngôi nhà sàn thưng ván gỗ, lợp mái đỏ của làng Leng, chúng tôi mới thấy dịu người trước cái nóng ngày hè oi ả. Ở một góc trang trọng trên vách nhà sàn treo kín bằng khen, giấy khen của các đội cồng chiêng trong làng gợi cho chúng tôi sự tò mò xen lẫn ngạc nhiên, khâm phục. 
Để có được thành quả này không thể không nhắc đến công lao của anh Đinh Phih. Đội trưởng đội chiêng nữ làng Leng Đinh Thị Byer kể: “Có một khoảng thời gian khá dài ở làng thưa bóng cồng chiêng, người biết đánh cồng chiêng cũng lần lượt về với tổ tiên. Cách đây 12 năm, nhờ anh Đinh Phih tuyên truyền, vận động mà người già trong làng thay nhau dạy cồng chiêng cho những người có đam mê. Nhờ đó, các đội chiêng lần lượt ra đời từ đó và duy trì cho đến nay”.
Các thành viên đội chiêng nữ làng Leng thường xuyên tập luyện (ảnh nhân vật cung cấp, chụp trước tháng 4-2021).
Các thành viên đội chiêng nữ làng Leng thường xuyên tập luyện (ảnh nhân vật cung cấp, chụp trước tháng 4-2021).
Chúng tôi gọi điện thoại cho Đinh Plih khi anh đang làm việc tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (thuộc Khu du lịch Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) cùng một số bà con dân làng. Họ được mời ra trình diễn cồng chiêng và những nét văn hóa độc đáo đặc sắc của người Bahnar ở Gia Lai cho du khách thập phương. Khi nghe hỏi về việc khôi phục, bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng, anh Plih khiêm tốn: “Bà con thương thì nói vậy chứ đây là công của cả làng, nhất là những người già. Hồi đó, mình thấy người biết đánh cồng chiêng ở làng thưa thớt dần nên mạnh dạn đến nhà đề nghị những người lớn tuổi vận động dân làng học đánh nhằm bảo tồn nét văn hóa độc đáo của dân tộc. Lúc đầu, có người ủng hộ nhưng cũng có người nói mình làm cái việc đâu đâu. Tuy nhiên, nhiều lần nghe mình trò chuyện, các già thấy ưng bụng nên đã họp làng rồi nói mọi người tập đánh cồng chiêng để phục vụ việc làng. Cũng từ dạo đó, làng đã thành lập được nhiều đội cồng chiêng”. 
Ngồi trong ngôi nhà sàn đẹp đẽ khiến tôi muốn được nghe tiếng cồng chiêng, thưởng thức điệu xoang của người làng Leng. Ở ngôi làng có hơn 70 hộ, chủ yếu là người Bahnar mà có đến 3 đội chiêng: nam, nữ, thiếu nhi và hơn 90% người biết đánh cồng chiêng thì ước muốn ấy thật giản đơn. Nhưng vì nhiều lý do, lại cần đảm bảo an toàn trong phòng dịch Covid-19, các đội không thể tập trung đủ quân số nên vài thành viên đội chiêng nữ của làng chỉ trình diễn cho chúng tôi nghe một đoạn nhạc. Đôi bàn tay chai sạn qua bao mùa rẫy của họ nhẹ nhàng gõ vào nhạc cụ phát ra những thanh âm mê đắm lòng người. 
6. Anh Đinh Plih (đứng giữa) và các nghệ nhân làng Leng chụp hình lưu niệm với đoàn khách tham quan Khu Du lịch Đồng Mô. Ảnh NVCC
Các nghệ nhân làng Leng chụp hình lưu niệm với khách tham quan Khu Du lịch Đồng Mô (ảnh nhân vật cung cấp, chụp trước tháng 4-2021).
Bà Đinh Thị Khop-thành viên của đội chiêng nữ làng Leng-bộc bạch: “Đội chiêng nữ được thành lập đầu năm 2015. Trước đó, chị em chúng tôi chỉ biết múa xoang. Thấy cánh đàn ông đánh cồng chiêng thích quá, chúng tôi rủ nhau học. Cứ 7 giờ tối, chúng tôi ra nhà sàn của làng để được ông Đinh Jram, Đinh Yep, Đinh Plih… dạy đánh chiêng. Ban đầu cũng gặp nhiều khó khăn lắm nhưng tự động viên là học để sau này biểu diễn trong các lễ hội của làng nên ai cũng cố gắng hết sức rồi quen. Thành viên của đội ngày một đông hơn. Hiện có khoảng 30 chị em biết đánh chiêng. Ở làng còn có đội chiêng của trẻ em. Đội này có lực lượng đông đảo nhất, khoảng 45-50 cháu. Mấy năm nay, các đội chiêng của làng liên tục được mời đi biểu diễn gần xa. Chúng tôi thấy phấn khởi vì đã giữ gìn được văn hóa cồng chiêng đặc trưng của người Bahnar và phổ biến cho người nơi khác xem”.
Cồng chiêng cũng đã giúp người dân làng Leng gắn kết với nhau hơn. Một bộ cồng chiêng mới mua của làng trị giá vài chục triệu đồng là từ nguồn quỹ của các đội cồng chiêng tích cóp sau những lần tham gia biểu diễn. Ngoài ra, các thành viên trích tiền quỹ mua bò cho một số hộ dân nghèo nuôi. “Chúng tôi trích quỹ mua bò mẹ cho hộ nghèo nuôi. Sau này, phân chia số bò con mà bò mẹ đẻ ra ở mỗi gia đình. Việc này giúp hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống và gầy thêm nguồn quỹ chung”-chị Byer chia sẻ.
Làng Leng giờ là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài tỉnh. Du khách đến xã Tơ Tung sẽ tham quan Khu di tích văn hóa Làng kháng chiến Stơr và Nhà lưu niệm Anh hùng Núp rồi về làng Leng tìm hiểu công tác bảo tồn cồng chiêng của người Bahnar. Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Xuân Nam-Chủ tịch UBND xã Tơ Tung-cho biết: “Người dân làng Leng làm rất tốt công tác giữ gìn không gian văn hóa cồng chiêng. Đa phần bà con đều biết đánh cồng chiêng. Làng có 73 hộ nhưng có 30 bộ cồng chiêng với 3 đội chiêng được duy trì. Hiện nay, chúng tôi tập trung hỗ trợ kinh phí, triển khai các mô hình mới để giúp dân làng phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững, đồng thời tuyên truyền bà con tiếp tục duy trì và phát huy nét đẹp trong việc bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng”.
HOÀNH SƠN

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

(GLO)- Sau một thời gian dài gián đoạn, UBND xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa phục dựng lễ cúng Yă Pum của người Jrai tại thôn Sô Ma Hang A. Đây là hoạt động tâm linh với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu bình an, sức khỏe cho dân làng.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.