Quảng ơi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nắng tháng chín luồn qua mấy cái nóc nhà rồi thả giọt vàng loang lên từng bờ tường. Gió cũng ngoan hơn không hộc tốc phả cái hanh nồng lên thị thành. Giọng bà vé số như còn ngái ngủ sau một đêm mưa mát lành. Bả kéo cái ghế, ngoắc cha già bolero biểu cho ly phê sữa đi cha nội. Nay tui mần việc lớn nhen, tui dắt ông Quảng đi chợ. Cha nội đó mắc chi mà cứ nằng nặc đòi đi chợ. Giọng chát khó nghe thí mồ. Nhìn ổng cứ khắc khổ, cái mặt chẳng có mùa xuân. Nếp nhăn ổng xếp li như đất miền Trung cằn cỗi nứt toạc lên phận đời người xứ đó. Xứ gì khô đến đất còn nứt. Huống chi con người ta.
Minh họa: HIỂN TRÍ
Minh họa: HIỂN TRÍ

Quán cà phê cóc đầu hẻm nhỏ sáng nào cũng là nơi tụ bạ của mấy ông bà già. Kiểu như chuyện làng chuyện xóm, chuyện nhà chuyện cửa, kể ra gật gù và dặn nhau đừng nói ai nghe. Vậy đó, chứ mới tí xíu là cả xóm biết hết. Xóm gì lạ đời.

Cô con dâu bảo tưởng ba nói chơi đâu ngờ làm thiệt. Mà bán cái chi sao lại quảy gánh. Thiệt nhà mình không giàu nhưng tụi con nuôi nổi ba mà. Đó là cái hôm ông nấu mỳ Quảng Phú Chiêm. Hai thằng cháu ăn xong nhảy tung tăng đưa ngón cái lên ra dấu số 1. Cô con dâu thở dài ngậm ngùi chờ tối trời nhờ chồng can ngăn.

Trằn trọc mãi thì cô con dâu cũng đợi được anh chồng về. Trong cơn say chếnh choáng, anh chồng chợt thấy trên bàn ăn còn tô mỳ Quảng mà ba mình để phần lại. Anh đun cho nước nhưn nóng lên và chan vào. Cô vợ thắc mắc nay chồng mình khác lạ. Mọi khi tiếp khách về trễ có bao giờ chịu ăn thêm gì đâu. Từng đôi đũa gắp lên là từng ánh mắt dịu vợi.

Hồi ấy nội gánh mỳ đi khắp nơi để nuôi ba. Khắp Điện Phương rồi thì Vĩnh Điện. Cứ vậy mà đôi dép nội mòn vẹt. Ba từ nhỏ đã lặn lội theo nội. Gánh mỳ Quảng nuôi cả nhà mấy miệng ăn sau khi ông nội nằm lại tại trận Núi Thành một mùa hè năm 1965. Đại đội 2 của tiểu đoàn 70 ngày ấy nhận nhiệm vụ đánh chiếm hai ngọn đồi 49 và 50. Khúc hoàn ca tung bay theo ngọn cờ, nụ cười ông nội hòa lẫn đất Quảng mặn mà.

Mỳ Quảng Phú Chiêm sợi mỳ phải làm từ loại gạo xiệc ngon của những cánh đồng phù sa ven sông Thu Bồn. Gạo xay mịn tràng ra từng lá mỳ trắng nõn, mềm mướt dẻo dai rồi mới xắt thành cọng. Hay như củ nén cũng phải bóp vỏ khô rồi mới đem giã và ướp với thịt, phi cùng dầu phụng khi xào nhưn. Mỳ Quảng mà thiếu củ nén thì không ra vị mỳ.

Cô vợ lặng im ngồi nghe chồng mình khẽ khàng. Đêm nổi gió bát ngát lòng. Mấy chuyện định bụng sẽ nói cũng trôi theo gió bềnh bồng qua phố.

Hồi ông Quảng mới lên thị thành, thằng con chở ổng ngang cái quán cóc, đã thấy dân tình túm tụm lại chỉ trỏ. Ông Quảng bảo thằng con xóm chi rảnh dữ trời. Làm ăn không lo, mắc chi ngồi cà phê miết. Giờ này ngoài mình là đã đi ruộng. Giờ này ngoài mình là đã cắt cỏ cho bò. Hay đại thể cũng là giờ phải ăn trưa. Cũng có lần ông Quảng hỏi bộ dân thành phố họ uống cà phê để sống hay răng mà lúc mô cái quán đầu hẻm cũng có người ngồi. Thằng con bôn ba thị thành đâu chừng hơn hai chục năm cười nhẹ tênh. Ba ở riết rồi quen. Trăm cái xóm nhỏ ở thành phố này, là trăm cái quán lóc cóc cà phê như vậy. Cũng là trăm câu chuyện vui.

Cậu con trai cứ thúc giục và nằn nì từ ngày mẹ mất. Ba lủi thủi chi một mình ở quê. Con cái tứ tán muôn phương làm ăn, thoảng khi mới về ngày giỗ hay tết. Ông già rồi cũng tròm trèm bảy chục. Cứ lên thành phố, chừng chán rồi, không sống được hãy về. Coi như cho con cái yên tâm. Cũng coi như cho con cái báo hiếu. Ông nghe mấy đứa con nói vậy thì gật gù. Thôi thì thử một lần lên đó sống. Sống không được thì về cũng chẳng muộn. Ông khép cổng nhà. Gói cái hình bà theo. Hôm đó xứ Quảng mưa thể như lụt nguồn trôi trái lòn bon.

Cái gánh mỳ Quảng đặt ngay đầu hẻm nhỏ. Con hẻm bỗng thơm phưng phức mỗi buổi sáng. Bà già bán vé số cười tươi như hoa, chạy tới chạy lui bưng mỳ. Ông già bolero cứ nhắc khách cà phê ăn sáng mỳ Quảng đi. Mỳ chánh tông người Quảng nấu đó nhen. Cha già Quảng này hay lắm. Hay hết phần thiên hạ! Hay nhất là nghe ổng nói. Hiểu hay không kệ. Cái giọng cục mịch nghe tự dưng vui tai.

Không biết chuyện ông Quảng hay ra sao nhưng cái gánh mỳ Quảng tọa lạc nơi xóm nghèo chỉ mười lăm ngàn mà ngon hết sẩy thì thiên hạ bắt đầu râm ran. Giờ người ta bán mỳ Quảng trong nhà hàng máy lạnh, trong quán ăn hay ít ra cũng có cái xe.

Ông già Quảng tự dưng đòi bán gánh. Đặt cái gánh rồi nồi nước nóng, rồi nồi nhưn, rồi mâm mỳ, mớ rau. Cái gánh quê mùa vậy mà tự dưng khách ghé tới tấp. Khách ăn xong hỏi ông già Quảng mỳ này vị lạ quá chừng. Phải Quảng rặt không ông ơi. Ổng già Quảng cười phớ lớ. Chớ giọng ni không phải giọng Quảng hề? Mỳ Quảng Phú Chiêm.

Khách ăn lại dắt thêm bạn bè. Gánh mỳ Quảng làm buổi sáng thêm chộn rộn. Mấy ông bà già xóm nhỏ bắt đầu có thêm việc để không rảnh tay chân, có thêm chuyện để nói, dĩ nhiên thêm luôn chút tiền chia nhau cuối ngày. Bà vé số ngày thêm trăm ngàn, ông bolero cũng thêm từng ấy từ tiền bán nước. Xóm vui quá chừng.

Thiên hạ bu đông bu đỏ, xếp hàng tự bưng tô mỳ Quảng, tự trả tiền, tự kiếm ghế ngồi ăn. Ngày bán tầm trăm tô. Thiên hạ hỏi cái gánh này tên gì để giới thiệu bạn bè. Ông già Quảng cất giọng. Tiếng Quảng đặc quánh thiên hạ nghe không ra. Lừng khừng hỏi lại. Ai đó nói thôi kệ.

Ổng người Quảng, bán mỳ Quảng, nói giọng Quảng, vậy kêu Quảng ơi là ổng biết ngay. Cả đám đông cười rào rạo. Ông già Quảng cũng cười. Nhốn nháo vậy nên đâu ai để ý, phía đằng sau, nhỏ con dâu mắt rưng rức đỏ. Gió tháng chín hiền queo, hiền như ông già Quảng.

Có thể bạn quan tâm

Hương ngọc lan

Hương ngọc lan

(GLO)- Hương ngọc lan là mùi hương thanh khiết nhất mà tôi được biết trong tuổi thơ của mình. Đó là sự dịu ngọt nhẹ nhàng và vô cùng gây thương nhớ cho người lữ khách.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa hoa hẹn phố

(GLO)- Thỉnh thoảng, bạn bè thời đại học ngẫu hứng gửi vào nhóm Zalo bức ảnh về một loài hoa. Dù không giải thích lời nào nhưng lập tức nhiều phản hồi, nhiều icon xuất hiện.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.

Xôn xao chợ núi

Xôn xao chợ núi

(GLO)- Chợ núi cũng như bao khu chợ ở nhiều vùng miền khác, là nơi mua bán trao đổi, gặp gỡ chuyện trò. Song, chính sự chân chất, bình dị của những phiên chợ này lại khiến bao người nhớ nhung.

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Nhớ hội trại ngày ấy

Nhớ hội trại ngày ấy

(GLO)- Cứ mỗi dịp tháng 3, khi thấy học sinh nô nức chuẩn bị cho hội trại, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về những ngày áo trắng tung bay trên sân trường đầy nắng với bao ước mơ, hoài bão.

Những bức ảnh cũ

Những bức ảnh cũ

(GLO)- Một hôm, tôi vô tình phát hiện cuốn album cũ nằm lẫn giữa đống giấy tờ trong ngăn tủ quần áo. Tôi cầm lên, có cảm giác như chạm vào từng ký ức xa xôi. Ngày xưa yêu dấu theo những bức ảnh lần lượt quay về.

Chờ đợi tầm xuân

Chờ đợi tầm xuân

(GLO)- Tầm xuân đã trở thành cái tên rất quen thuộc với chúng ta, nằm lòng như mấy câu lục bát: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em có chồng anh tiếc lắm thay”.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nếp nhăn của mẹ

(GLO)- Từ lúc còn nhỏ, tôi đã quen với hình ảnh của mẹ-một người phụ nữ cần mẫn, tảo tần từ sáng đến tối. Mẹ như bông lúa chín, dẻo dai trước nắng mưa nhưng vẫn mang trên mình những dấu ấn của thời gian. 

Màu xoan thương nhớ

Màu xoan thương nhớ

(GLO)- Trong những chiều hoa rụng, mẹ nói với bố là mẹ nhớ quê, nhớ cây xoan già bên cạnh cầu ao. Mẹ kể, sau ngày mẹ lấy chồng, ông ngoại đã xẻ hết cây xoan quanh nhà để ngâm dưới ao. Ông bảo phải ngâm trước mới kịp để sau này có gỗ cho bố mẹ làm nhà.

Hương phố, hương đồi

Hương phố, hương đồi

(GLO)- Thường thì khi gắn bó với một nơi quá quen thuộc, chúng ta hay mặc nhiên nghĩ rằng những gì đang hiện diện là hết sức bình thường, chẳng đáng bận tâm. Chỉ đến khi xa vắng mới thấy lòng thật chông chênh, khắc khoải.

Hương cau mùa cũ

Hương cau mùa cũ

(GLO)- Mỗi lần đi ngang qua vườn cau, lòng tôi lại xao động bởi mùi hương thanh khiết mà dịu dàng của những chùm hoa nở rộ. Hương cau không nồng nàn như hoa sữa mà thoảng nhẹ như một ký ức xa xăm, gợi nhớ những mùa cũ đã đi qua trong đời.

Hương lúa

Hương lúa

(GLO)- Tuổi thơ tôi gắn liền với cánh đồng lúa bát ngát với mùi hương lúa thơm nồng mỗi mùa vụ. Đó là hương thơm của quê hương, của những ngày tháng gắn bó với ruộng đồng, của những ký ức tuổi thơ êm đềm và tình yêu đất mẹ thiêng liêng.

Nhớ tuổi thơ “cắt cỏ, chăn bò”

Nhớ tuổi thơ “cắt cỏ, chăn bò”

Ai cũng có một tuổi thơ với nhiều kỷ niệm. Tuổi thơ của chúng tôi ngày ấy ở quê cũng “đặc biệt” lắm. Đó là ngoài việc đi học, còn phải phụ giúp gia đình chăn bò, cắt cỏ, làm đồng. Tất nhiên, đó cũng là những ngày tháng vui chơi đầy ắp tiếng cười.

Minh họa: Huyền Trang

Nắng đượm thềm xuân

(GLO)- Trời nhè nhẹ dần ấm lên theo bước đi chầm chậm của mùa xuân. Ai cũng có cảm giác ngày tháng thênh thênh dài rộng hẳn ra, dù mỗi ngày vẫn chừng ấy giờ đồng hồ.