Quảng Ninh: Cung rước tượng Phật bằng ngọc nguyên khối nặng 3,8 tấn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tượng có trọng lượng 3,8 tấn, chiều cao 2,2m, là pho tượng Phật Thích Ca làm bằng ngọc thạch có nguồn gốc từ Canada.

Nghi lễ rước Tượng phật ngọc. (Ảnh: Đức Hiếu/TTXVN)
Nghi lễ rước Tượng phật ngọc. (Ảnh: Đức Hiếu/TTXVN)


Ngày 28/11 (tức 14 tháng 10 năm Canh Tý 2020), tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, chùa Quỳnh Lâm phối hợp với Ủy ban Nhân dân thị xã Đông Triều tổ chức Lễ rước tượng Phật ngọc nguyên khối nặng 3,8 tấn về chùa Quỳnh Lâm.

Tượng Phật ngọc được rước từ địa điểm Trung tâm Văn hóa và Thể thao thị xã Đông Triều về chùa Quỳnh Lâm, thu hút gần 2.500 tăng ni, Phật tử, người dân về dự.

Tượng có trọng lượng 3,8 tấn, chiều cao 2,2m, là pho tượng Phật Thích Ca làm bằng ngọc thạch có nguồn gốc từ Canada.

Pho tượng được các nghệ nhân Nepal, Ấn Độ và Thái Lan thuộc Công ty Jade Thongtawee (Chieng Mai) chạm khắc tại Thái Lan, theo nguyên mẫu tượng Phật Thích Ca tại Thánh địa Bồ đề Đạo tràng (Ấn Độ).

Mỗi chi tiết mỹ thuật chạm khắc đều rất tinh tế, tỉ mỉ, thể hiện hình ảnh Đức Phật ngồi thiền trên tòa sen trong tư thế liên hoa tọa, thần thái từ bi.

Đây được xem là một trong những bức tượng ngọc nguyên khối lớn nhất Việt Nam. Hoạt động này nằm trong chuỗi sự kiện “Hành trình về miền Di sản - Thánh địa Phật giáo Trúc Lâm” diễn ra tại Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều.


 

Tượng phật ngọc nguyên khối. (Ảnh: Đức Hiếu/TTXVN)
Tượng phật ngọc nguyên khối. (Ảnh: Đức Hiếu/TTXVN)


Chùa Quỳnh Lâm thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều.

Chùa được xây dựng vào thời Lý Thần Tông, do nhà sư Nguyễn Minh Không khởi dựng.

Vào thời Lý, nhà sư Không Lộ đã cho đúc một pho tượng Di Lặc bằng đồng cao sáu trượng (khoảng 20m).

Đến thời Trần, do có vị trí là cửa ngõ kết nối trung tâm Phật giáo Yên Tử, Ngọa Vân, Hồ Thiên với các ngôi chùa khác trong vùng và các chùa ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nên chùa được mở rộng và đầu tư xây dựng thành một trung tâm Phật giáo.

Các vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang đều tu ở chùa.

Người có công lớn trong việc tu tạo, mở mang phát triển chùa Quỳnh Lâm trở thành trung tâm Phật giáo lớn của cả nước là Thiền sư Pháp Loa - Tổ thứ 2 của Thiền phái Trúc Lâm.

Theo Đức Hiếu (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.