Quản trị hàng tồn kho khi giá xăng dầu biến động lớn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ quý III-2022, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) từng bước đưa giải pháp quản trị hàng tồn kho vào vận hành thực tế trong bối cảnh giá xăng dầu biến động khó lường.


Theo báo cáo tài chính được Petrolimex công bố sáng 30-7, tổng doanh thu thuần hợp nhất 6 tháng qua đạt 151.387 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ. Doanh thu tăng chủ yếu do giá dầu thô thế giới (WTI) bình quân 6 tháng năm 2022 là 101,7 USD/thùng, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2021 (giá bình quân 6 tháng năm 2021 là 77,2 USD/thùng).

Tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế là 293 tỷ đồng, bằng 10% kế hoạch và bằng 10% so với cùng kỳ. Trong đó, kinh doanh xăng dầu lỗ 595 tỷ đồng, dù sản lượng bán xăng dầu nội địa lên tới 5.089.866 m3/tấn, tăng 9% so với cùng kỳ 2021.

Khách hàng mua xăng tại một cửa hàng Petrolimex
Khách hàng mua xăng tại một cửa hàng Petrolimex


Với hoạt động kinh doanh ngoài xăng dầu, lợi nhuận trước thuế đạt 888 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận lĩnh vực hóa dầu, nhựa đường, hóa chất đạt cao nhất với 369 tỷ đồng. Tiếp đến là kinh doanh bảo hiểm, ngân hàng đạt 138 tỷ đồng; kinh doanh kho đạt 112 tỷ đồng; nhiên liệu hàng không đạt 91 tỷ đồng; kinh doanh gas đạt 79 tỷ đồng; các lĩnh vực khác đạt 56 tỷ đồng; vận tải đạt 43 tỷ đồng. Cũng trong 6 tháng qua, Petrolimex nộp ngân sách nhà nước đạt 21.393 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm 

Trong bối cảnh biến động khó lường của giá dầu thô thế giới, đặc biệt là biến động tiêu cực từ cuộc xung đột Nga và Ukraine, trong đó có lệnh cấm vận dầu của Nga khiến giá dầu thế giới tăng đột biến, trong quý III-2022 này, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tiếp tục tăng cường giải pháp quản trị hàng tồn kho vào vận hành thực tế trong bối cảnh giá xăng dầu biến động khó lường. Để hoàn thành các mục tiêu sản xuất kinh doanh trong quý III và cả năm 2022, Tập đoàn đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như: quản trị hàng tồn kho, đàm phán với các nhà sản xuất phân phối xăng dầu lớn... nhằm tạo đủ nguồn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho xã hội. Cùng đó, rà soát tiết giảm chi phí trên tất cả các lĩnh vực để nâng cao hiệu quả kinh doanh như: Triển khai dự án quản lý phương tiện tập trung (DOC), chương trình quản trị tài sản (PM), chương trình quản trị khách hàng (CRM)... Đồng thời, tập trung gia tăng sản lượng bán lẻ không dùng tiền mặt; đẩy mạnh nhận diện thương hiệu giai đoạn 2 trên toàn hệ thống Petrolimex; nghiên cứu phát triển dự án trạm dịch vụ xe tải nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng mua xăng dầu.


Với các dự án đầu tư, Petrolimex đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng tòa nhà Petrolimex, nâng cấp hệ thống kho, cảng, đường ống, đầu tư trang thiết bị công nghệ… nhằm phục vụ kịp thời và hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh.


HUỲNH LÊ (tổng hợp)
 

 

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.