Quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ra Quyết định số 72/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh.


Theo quy định trên, đối với di tích quốc gia đặc biệt, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt phù hợp với thực tế địa phương, phạm vi và quy mô di tích. Ban Quản lý trực thuộc UBND tỉnh quản lý, gồm đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, UBND cấp huyện nơi có di tích; các tổ chức, cá nhân có liên quan, những người am hiểu về di tích (nếu có) và các quy định về di sản văn hóa.

Quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa ảnh 1

Một bộ sưu tập gốm cổ được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai. Ảnh: Lam Nguyên

Đối với di tích quốc gia, UBND cấp huyện nơi có di tích căn cứ vào số lượng, giá trị, quy mô của di tích trên địa bàn thành lập tổ chức quản lý, bảo vệ di tích, thành phần gồm lãnh đạo UBND cấp huyện, lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, các phòng, ban, đơn vị, hội, đoàn thể có liên quan của cấp huyện; phân công nhiệm vụ quản lý, bảo vệ di tích cho tổ chức, cá nhân liên quan. Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp tham gia quản lý cùng các địa phương.

Đối với các di tích cấp tỉnh, UBND cấp huyện nơi có di tích căn cứ quy mô, số lượng, giá trị di tích thành lập tổ chức quản lý, bảo vệ hoặc giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ di tích cho các đơn vị chức năng liên quan hoặc UBND cấp xã.

Đối với di tích trong danh mục kiểm kê hàng năm, UBND cấp huyện phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch rà soát, điều chỉnh, bổ sung danh mục. Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổng hợp, trình UBND tỉnh điều chỉnh danh mục vào cuối quý III hàng năm. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có di tích giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ di tích cho các đơn vị chức năng liên quan.

Đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; tổ chức thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký; thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận bảo vật quốc gia theo quy định.

Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, đầu tư, tôn tạo di tích được bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước theo phân cấp hiện hành, nguồn xã hội hóa và nguồn thu từ các hoạt động của di tích. Hàng năm, UBND các cấp đảm bảo ngân sách cho việc lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích; bố trí kinh phí và tổ chức huy động xã hội hóa để thực hiện công tác trùng tu, tôn tạo, bảo vệ di tích. Việc trùng tu, tôn tạo phải đảm bảo không phá vỡ những yếu tố gốc cấu thành di tích.

Có thể bạn quan tâm

Xôn xao mùa hoa bưởi

Xôn xao mùa hoa bưởi

(GLO)- Hôm mùng 8-3, tôi nhận một tin nhắn chúc mừng kèm hình ảnh một chùm hoa bưởi. Lòng chợt xao xuyến, bâng khuâng, không phải vì người gửi tin ấy mà vì chùm hoa bưởi đã làm sống dậy những ngày rất xa.

Cần chấn chỉnh việc treo cờ Tổ quốc không theo quy định

Cần chấn chỉnh việc treo cờ Tổ quốc không theo quy định

(GLO)- Cờ đỏ sao vàng là biểu tượng thiêng liêng của Tổ quốc. Việc treo cờ trong các ngày lễ, Tết hay sự kiện chính trị trọng đại của tỉnh, đất nước đều tuân thủ theo quy định và trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh tung bay nhắc nhở thế hệ hôm nay về lòng biết ơn đối với những người đã chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc và cũng để mỗi người dân đất Việt thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc.

Mùa hoa gạo nở trong ký ức

Mùa hoa gạo nở trong ký ức

Cây gạo cổ thụ đầu làng đã bị người ta chặt. Tôi cũng không nhớ từ khi nào, nhưng mỗi lần về làng, dừng lại nơi đó vẫn cứ thấy bồi hồi. Giờ những chùm hoa đỏ chỉ còn chập chờn trong ký ức.
Gánh bầu trong lễ cưới truyền thống

Gánh bầu trong lễ cưới truyền thống

(GLO)- Gánh bầu (gánh xiểng) là vật dụng để đựng lễ vật trong các dịp lễ cưới hỏi truyền thống của người Việt vùng Nam Trung Bộ. Đặc biệt, ở vùng Bình Định, Phú Yên, gánh bầu được xem là một trong những vật dụng không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày và gắn liền với lễ cưới truyền thống qua bao đời của người dân nơi đây.

Có một phố núi trong tim

Có một phố núi trong tim

(GLO)- Tôi đã từng nghe, đại ý, du lịch là dịch chuyển từ nơi sống chán nản của mình đến nơi sống chán nản của người khác. Tôi cũng từng đọc: “Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân một cách khôn ngoan rằng nên đổi gió và thay đổi khung cảnh sống” và “hành trình của chúng ta là những chuyến đi vòng quanh, các bác sĩ chỉ kê đơn cho những căn bệnh ngoài da” (“Walden-Một mình sống trong rừng” của Henry David Thoreau).

Gương mặt thơ: Đoàn Mạnh Phương

Gương mặt thơ: Đoàn Mạnh Phương

(GLO)- Đoàn Mạnh Phương là một cái tên rất quen trong làng thơ Việt. Anh nổi lên khi đạt liên tiếp 2 giải thưởng “Văn học tuổi xanh” những năm 1993-1994 của thế kỷ trước, rồi sau đó là các giải thưởng của Báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam) và Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam...

Phạt vạ bằng… thổ cẩm

Phạt vạ bằng… thổ cẩm

(GLO)- Đời sống văn hóa của các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên là vô cùng phong phú, trong đó có nhiều điều ta ngỡ như đã biết nhưng hóa ra vẫn chưa hiểu rõ. Chúng tôi rất ngạc nhiên khi nghe đến tục phạt vạ bằng… trang phục thổ cẩm của bà con Bahnar xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang.

Đọc sách thời bao cấp

Đọc sách thời bao cấp

(GLO)- Những năm bao cấp, đời sống gia đình còn khó khăn, tiền bạc thì họa hoằn lắm một học trò nghèo như tôi mới có quyền sở hữu. Vậy nên, khi học bài xong, tôi theo lũ bạn đi nhặt phế liệu để bán lấy tiền. Hoặc khi vào vụ gặt, tôi giúp việc nhà, lâu lâu được mẹ giúi cho vài chục đồng, gọi là… tiền công. Tất tật số tiền ít ỏi có được ấy, tôi đem “đầu tư” vào sách.