Quá trình hồi hương Ấn vàng Hoàng đế chi bảo vẫn đang diễn ra

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa cho biết, quá trình đàm phán, thương lượng và tiến hành thủ tục hồi hương Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" vẫn đang diễn ra.

Tại cuộc họp thường kì Quý I - 2023 của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (24.3), lãnh đạo Cục Di sản văn hoá đã thông tin về việc hồi hương Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo".

"Quá trình đàm phán, thương lượng và tiến hành thủ tục hồi hương vẫn đang diễn ra.

Hiện nay chúng tôi chưa thể cung cấp thông tin cụ thể vì phải thực hiện cam kết giữa các bên và tiến hành thủ tục để đưa ấn vàng hồi hương theo đúng quy định pháp luật của Pháp cũng như Việt Nam", ông Trần Đình Thành - Cục phó Cục Di sản văn hoá cho biết.

Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo“. Ảnh: Tư liệu Cục Di sản văn hoá

Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo“. Ảnh: Tư liệu Cục Di sản văn hoá

Cũng tại cuộc họp, phóng viên đặt câu hỏi: "Ấn vàng Hoàng đế chi bảo nếu thuộc quyền sở hữu tư nhân, liệu có thể bị bán ra nước ngoài hay không?".

Ông Thành khẳng định: "Chúng tôi cam kết, bảo đảm với các quy định của văn hóa, việc chủ sở hữu có thể là tư nhân với ấn vàng phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật chặt chẽ nếu đưa ra nước ngoài. Còn lại hoàn toàn chịu sự quản lý theo Thông tư 19.

Nếu tư nhân đưa ra nước ngoài với mục đích trưng bày quảng bá văn hóa Việt Nam, hoặc đưa ra nước ngoài để tu sửa, bảo quản nếu hiện vật xuống cấp mà công nghệ và trình độ kỹ thuật của Việt Nam chưa thực hiện được, thì sẽ có thông tư quy định. Trường hợp đưa ra nước ngoài với mục đích khác đã có thông tư ngăn chặn điều này".

Đại diện Cục Di sản văn hoá cũng trích dẫn Thông tư 19 năm 2012 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quy định danh mục di vật cổ vật không được đưa ra nước ngoài bao gồm di vật, cổ vật bằng các chất liệu có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học thuộc các giai đoạn lịch sử Việt Nam trước tháng 9.1945, trong đó bao gồm ấn tín.

Trước đó, ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” của triều Nguyễn đã được nhà đấu giá Millon (Pháp) đưa ra đấu giá.

Ông Nguyễn Thế Hồng - Chủ tịch Hội cổ vật Bắc Ninh đã nhờ sự hỗ trợ từ Bộ Ngoại giao và Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch để mua lại. Giá ấn vàng được thoả thuận là 6,1 triệu euro (khoảng 154 tỉ đồng).

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.
Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

Chất trữ tình trong trường ca Xing Chơ Niếp

(GLO)- Trường ca Xing Chơ Niếp của dân tộc Ê Đê được sưu tầm ở vùng Krông Pa (cũng có người cho rằng đây là trường ca của người Bahnar Chăm ở Krông Pa) từ những năm 80 của thế kỷ trước, cùng thời với H’mon Đăm Noi của người Bahnar được sưu tầm ở vùng Kông Chro ngày nay.
Thương lắm, nhà Rông…

Thương lắm, nhà Rông…

Đó là một trong những ngôi nhà Rông cổ và đẹp nhất nhì xứ này còn giữ lại hầu như nguyên vẹn ét xưa cũ trên cao nguyên. Nhưng ngọn lửa đã đốt trụi những gì tinh túy nhất của làng. Ngọn lửa bốc lên cháy rực bỏng rát trong tim của mỗi người làng một nỗi đau nhưng nhức.