Người Việt đã mua thành công ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Nguồn tin của Báo Thanh Niên từ Bộ VH-TT-DL xác nhận một người Việt đã mua thành công ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" và đang tiếp tục hoàn tất thủ tục để đưa cổ vật quý giá này hồi hương.

Cụ thể, theo nguồn tin, người thương lượng mua thành công ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" là ông Nguyễn Thế Hồng, Chủ tịch Hội Cổ vật Bắc Ninh.

Ông Nguyễn Thế Hồng là người chủ động tìm hiểu để nắm được các thông tin về chiếc ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" khi Nhà đấu giá Millon (Pháp) bắt đầu đưa ra thông tin về việc đấu giá cổ vật này. Ông Hồng cũng là người bỏ ra toàn bộ các chi phí để Nhà đấu giá Millon hủy bỏ cuộc đấu giá chiếc ấn báu, đồng ý để đàm phán thương lượng, mua trực tiếp. Việc thương lượng mua thành công cổ vật "Hoàng đế chi bảo" để đưa bảo vật hồi hương nhờ vào sự hỗ trợ kịp thời của Bộ Ngoại giao và Bộ VH-TT-DL.

Sau đó, thông qua thương lượng trực tiếp, ông Nguyễn Thế Hồng đã mua thành công ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" với giá hơn 6,1 triệu euro.

Người Việt đã mua thành công ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”  ảnh 1

Đoàn Bộ Ngoại giao VN có ông Nguyễn Thế Hồng (thứ 5 từ trái sang) sang Pháp thương lượng để mua lại ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”. Ảnh: NVCC

Ấn vàng chuẩn bị hồi hương

Hiện hợp đồng mua cổ vật đã hoàn tất, phía bên mua đang hoàn tất các thủ tục chuyển tiền để đưa cổ vật hồi hương, dự kiến vào khoảng tháng 5 năm nay. Hợp đồng mua bán, chuyển giao đã được ký kết.

Như Thanh Niên đã thông tin, 2 bảo vật triều Nguyễn (gồm ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" và chiếc bát vàng) được đưa ra đấu giá vào ngày 31.10.2022 tại Pháp, sau đó hoãn đến trưa ngày 10.11.2022 để phía VN thương lượng.

Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương xã hội hóa để địa phương phối hợp với các bộ, ngành T.Ư vận động nguồn lực cho Quỹ bảo tồn di sản Huế, kịp thương lượng với Nhà đấu giá Millon mua lại ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" và hồi hương cổ vật. Tuy nhiên, một thành viên của Quỹ bảo tồn di sản Huế cho biết đến nay do vướng "cơ chế" nên Quỹ bảo tồn di sản Huế vẫn chưa thể vận động kinh phí cho việc tham gia thương lượng mua lại cổ vật.

Theo TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên-Huế, thành viên Hội đồng Di sản quốc gia, ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" là cổ vật có giá trị nhất về văn hóa, lịch sử. "Việc một tư nhân đã bỏ ra mọi chi phí để mua và đưa về nước thật sự là một tín hiệu rất vui trong quá trình xã hội hóa các hoạt động bảo tồn và phát huy di sản", ông Phan Thanh Hải nói.

Người Việt đã mua thành công ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”  ảnh 2
Người Việt đã mua thành công ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”  ảnh 3

Ông Nguyễn Thế Hồng trong niềm hạnh phúc chạm tay vào báu vật “Hoàng đế chi bảo”. Ảnh:

NVCC

Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" được đúc năm 1823 thời vua Minh Mạng (1820 - 1841), chất liệu bằng vàng, nặng 10,78 kg. Ấn được truyền từ đời vua Minh Mạng đến vị vua cuối cùng nhà Nguyễn là Bảo Đại. Sau đó, vua Bảo Đại bàn giao cho chính quyền cách mạng trong lễ thoái vị ngày 30.8.1945 tại Ngọ môn Huế, đưa ra Hà Nội. Tuy nhiên, cuối năm 1946 khi Pháp quay trở lại VN và đưa quân vào Hà Nội, bộ ấn kiếm đã bị thất lạc và rơi vào tay người Pháp. Đến ngày 8.3.1952, Pháp tổ chức nghi lễ trao lại ấn - kiếm cho Bảo Đại tại Đà Lạt, khi đó với tư cách "Quốc trưởng" của một chính phủ được ông đại diện thành lập năm 1948. Bộ ấn kiếm sau đó được thứ phi Bùi Mộng Điệp mang sang Pháp cho gia đình Bảo Đại từ đó đến nay.

Link bài gốc: https://thanhnien.vn/nguoi-viet-da-mua-thanh-cong-an-vang-hoang-de-chi-bao-185230212234323766.htm

Có thể bạn quan tâm

Ia Grai dựa vào di sản văn hóa để phát triển

Ia Grai dựa vào di sản văn hóa để phát triển

(GLO)- Dù ảnh hưởng cuộc sống hiện đại song huyện Ia Grai vẫn lưu giữ đa dạng các loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống. Với nỗ lực bảo tồn của chủ thể văn hóa, huyện vùng biên ngày càng dày thêm với những giá trị đặc sắc riêng có.
Ngày hội Xuân kỳ

Ngày hội Xuân kỳ

(GLO)- Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt, một năm có nhiều ngày lễ hội, song có lẽ Xuân kỳ là ngày hội lớn nhất. Vào thời điểm này, các đình miếu đều tổ chức đại lễ cầu quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt với sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân tại địa phương.

Trải nghiệm cùng lễ pơ thi làng Lút

Trải nghiệm cùng lễ pơ thi làng Lút

(GLO)- Tháng 3, khi sắc hoa pơ lang thắm đỏ, người bản địa Tây Nguyên bước vào mùa lễ hội dân gian lớn nhất trong năm. Ở các làng Jrai của xã Ia Phí (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), từ những ngày đầu “mùa con ong đi lấy mật” đã rộn rã tiếng chiêng trong lễ pơ thi (bỏ mả).

Tuần lễ “Áo dài Việt-Hương sắc Tây Nguyên”: Tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ

Tuần lễ “Áo dài Việt-Hương sắc Tây Nguyên”: Tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ

(GLO)- Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh vừa phát động Tuần lễ áo dài (từ ngày 1 đến 8-3) với chủ đề “Áo dài Việt-Hương sắc Tây Nguyên”. Qua các năm hưởng ứng sự kiện do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động, phụ nữ Gia Lai có cách làm riêng để vừa tôn vinh trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, vừa khẳng định giá trị văn hóa của vùng đất cao nguyên.
Người thầy đặc biệt Ksor Hnao

Người thầy đặc biệt Ksor Hnao

(GLO)- Nghệ nhân Ưu tú Ksor Hnao (SN 1956, làng Kép, phường Đống Đa) được biết đến là người tạc tượng gỗ dân gian nổi tiếng ở phố núi Pleiku. Ông còn là một người thầy đặc biệt của nhiều thế hệ học trò, trong đó có cả người nước ngoài yêu văn hóa Tây Nguyên.
Cồng chiêng cuối tuần khi nào thì… dừng lại?

Cồng chiêng cuối tuần khi nào thì… dừng lại?

(GLO)- Khi nghe tôi thông tin về chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-thưởng thức và trải nghiệm”, một người bạn đam mê văn hóa dân gian đã cất công từ TP. Hồ Chí Minh lên Pleiku (tỉnh Gia Lai). Đêm 11-2, sau khi tận mắt thấy tất cả, anh lặng lẽ hỏi tôi: Khi nào thì sinh hoạt này dừng hẳn?

Biến giá trị văn hóa thành nguồn lực phát triển

Biến giá trị văn hóa thành nguồn lực phát triển

(GLO)- Nhiều câu lạc bộ (CLB) dệt thổ cẩm được thành lập trong những năm qua đã góp phần bảo tồn, trao truyền tinh hoa nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc văn hóa. Trong bối cảnh hiện nay, đây còn là mô hình có nhiều dư địa để khai thác các giá trị kinh tế, phát triển du lịch, tạo việc làm cho lao động nữ.
Lan tỏa nét đẹp vòng xoang trong trường học

Lan tỏa nét đẹp vòng xoang trong trường học

(GLO)- Với mong muốn khơi gợi niềm đam mê với văn hóa truyền thống của dân tộc trong các thế hệ học trò, nhiều thầy-cô giáo ở huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã dành tâm huyết gầy dựng phong trào múa xoang trong trường học. Sau 13 năm triển khai, phong trào đã nhận được sự đón nhận hào hứng của các em học sinh.