Làng biển trong 'bão' giá xăng dầu - Kỳ 3: Vắng lặng cửa Gianh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiều đang dần buông trên cửa Gianh, nơi được xem là nhộn nhịp nhất của tỉnh Quảng Bình về nghề cá và dịch vụ hậu cần nghề cá, nhưng không hề thấy bóng dáng một chiếc tàu cá nào vào ra. Trên bờ, những người đàn ông ngồi bất động nhìn ra phía biển. Họ nói, ra đây hóng gió để vơi đi nổi nhớ mùi tanh nồng vị biển.
Nguy cơ đói kém, mất nhà
Đang mùa đánh bắt nhưng hai bên bờ cửa Gianh kín đặc tàu thuyền, những ngư dân ở đây nói tình trạng này bắt đầu diễn ra từ sau Tết Nguyên đán và kéo dài cho đến nay. Thi thoảng vẫn có vài chiếc tàu cá đánh bắt xa bờ nhổ neo ra khơi để “bấm dầu” (diện hỗ trợ chi phí nhiên liệu của Chính phủ dành cho những tàu đánh bắt xa bờ một năm một lần). Số còn lại không thuộc diện “bấm dầu”, hoặc đã “bấm dầu” thì nằm bờ chờ giá dầu hạ nhiệt.
Hai chủ tàu là anh Phượng và anh Lưu ngồi ngóng biển
Hai chủ tàu là anh Phượng và anh Lưu ngồi ngóng biển
Gặp hai người đàn ông ngồi trên bờ kè biển phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn nhìn ra phía biển. Buồn rầu, chán chường hiện rõ trên khuôn mặt của hai ngư dân dạn dày sương gió. Anh Nguyễn Văn Phượng, chủ tàu cá đánh bắt xa bờ có công suất 822 mã lực tâm sự: Trước đây tàu anh làm nghề vây rút, thấy giá dầu tăng, để giảm chi phí anh chuyển sang nghề chụp. Chuyến mở biển đầu năm anh lỗ 18 triệu đồng, chuyến tiếp theo lỗ 150 triệu đồng. Không còn vốn lưu động, anh đành cho tàu nằm bờ từ đó đến nay. “Gia đình tôi 5 người sống chủ yếu nhờ vào chiếc tàu này. Nay tàu không ra khơi được, mất hẳn nguồn thu nhập, lãi ngân hàng thì tháng nào cũng trả. Mấy tháng nay gia đình tôi đã phải đi vay tiền để trang trải cuộc sống và trả lãi ngân hàng. Nếu tình trạng này kéo dài thì nguy cơ đói kém, mất nhà là hiện hữu” - anh Phượng nói.
Đại úy Phan Văn Hoàng, Trạm trưởng Trạm kiểm soát biên phòng Cửa Gianh cho biết: Trạm này kiểm soát 1.345 tàu cá, trong đó có 387 tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân hai bên bờ sông Gianh, chưa tính tàu cá ngoại tỉnh cũng thường xuyên vào ra cửa Gianh để trao đổi hàng hoá. Trước đây, bình quân mỗi tháng có hơn 500 tàu cá xuất, nhập cửa Gianh nhưng nay thì rất ít, chưa đến 1/3, mà đa số là thuyền đánh bắt vùng lộng. “Đánh vùng lộng chi phí xăng dầu ít nhưng nhiều thuyền đi về cũng lỗ. Ngư dân tâm tư lắm, họ nói nếu kéo dài chắc không trụ nổi” – Đại úy Hoàng chia sẻ.
Bi đát hơn anh Phượng, anh Lê Hồng Lưu cũng đang sở hữu chiếc tàu đánh bắt xa bờ 822 mã lực, nhưng phải nằm bờ từ tháng 8 năm ngoái đến nay. Để làm chủ chiếc tàu này anh vay ngân hàng 7 tỷ đồng và vay mượn họ hàng, làng xóm 3 tỷ nữa để làm vốn đối ứng. Làm nghề vây rút, mỗi chuyến đi chi phí khoảng 500 triệu đồng, trong đó tiền nhiên liệu mất 220 triệu đồng. “Tôi đóng tàu này năm 2016 và được xem là làm ăn may mắn. Nhờ tích góp tôi đã trả được nợ vay ngoài và 3 tỷ tiền gốc của ngân hàng. Nếu không có gì thay đổi thì chỉ vài năm nữa tôi sẽ trả hết nợ, cuộc sống sẽ khấm khá lên. Nhưng không ngờ, giá xăng dầu tăng quá cao, nếu tàu xuất bến thì cầm chắc phần lỗ nên đành nằm bờ. Không có thu nhập nhưng tháng nào gia đình tôi cũng phải trả lãi ngân hàng 30 triệu đồng không thiếu một xu. Nếu tình trạng này kéo dài mà Nhà nước không có chính sách hỗ trợ ngư dân như khoanh nợ, giãn nợ thì gia đình tôi chỉ còn nước ra đứng đường” - anh Lưu chia sẻ.
Không chỉ hai ngư dân nói trên, mà hầu hết những ngư dân lâu nay bám biển, sống dọc hai bên bờ sông Gianh cũng đang xao xác, người thì bán tàu, kẻ rời làng làm thuê làm mướn vì “bão” giá xăng dầu. Anh Hoàng Văn Hoà, xã Quảng Minh cũng vay hơn 10 tỷ đóng tàu đánh bắt xa bờ, làm ăn thất bát, để lại tàu cho người anh trai trông coi, còn mình thì tìm đường xuất khẩu lao động.

Phó Giám đốc Nguyễn Tô My ngồi thẫn thờ trên cầu cảng cung cấp đá lạnh của mình
Phó Giám đốc Nguyễn Tô My ngồi thẫn thờ trên cầu cảng cung cấp đá lạnh của mình
Nhiều cơ sở dịch vụ nghề cá đóng cửa
Hai bên bờ cửa Gianh có hàng chục công ty chuyên phục vụ hậu cần nghề cá, từ đá lạnh, xăng dầu, ngư cụ, kho lạnh chứa hải sản. Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, sản lượng cứ tụt dần, nên nhiều cơ sở phải đóng cửa để cắt lỗ.
Anh Nguyễn Tô My, Phó Giám đốc Công ty Đá lạnh Hà Mến to nhất nhì phường Quảng Phúc cho biết: Ngày trước cơ sở đá lạnh của anh bình quân mỗi tháng bán ra trên 15.000 cây đá lạnh để phục vụ các tàu đánh bắt xa bờ, nhưng nay chỉ còn dưới 2.000 cây. Doanh thu sụt giảm từ 200 triệu đồng/tháng, nay chỉ còn chưa đến 30 triệu đồng, không đủ trả tiền điện và lương công nhân.
Ngoài ra công ty anh My còn có một kho lạnh bảo quản hải sản chuyên cung cấp cho thị trường Trung Quốc. “Không chỉ ảnh hưởng vì giá xăng dầu, mà những công ty làm ăn với Trung Quốc như bọn em còn thất bát kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát. Phía Trung Quốc đóng cửa biên giới, giá cá hố sụt giảm từ 150.000 đồng một kilogam, xuống còn 60.000 đồng. Phía Trung Quốc cửa khẩu khi mở, khi đóng bất thường, khiến nhiều chuyến xe của công ty em phải vứt cá tại cửa khẩu để quay về. Để duy trì kho lạnh, một ngày mất 9 triệu tiền điện, chịu không nổi, em cho đóng cửa luôn để cắt lỗ” - anh Tô My tâm sự.
Đối diện phường Quảng Phúc, phía bên kia sông là xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, nơi có âu thuyền Thanh Khê và tập trung dày đặc các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá cũng bi đát không kém. Hầu hết các cơ sở đều đóng cửa im lìm, kho bãi trống trơn không một bóng người. Gọi cửa một cơ sở có vẻ lớn nhất ở đây, một người đàn ông gương mặt khắc khổ đi từ trong ra.
Người đàn ông này giới thiệu mình tên Hoàng Huân, quê ở xã Hải Phú, huyện Bố Trạch ra đây mở kho lạnh này. Kho lạnh của ông có công suất chứa 100 tấn hàng/ngày và hơn 100 công nhân phục vụ thường xuyên. Bình thường, cơ sở của ông thu mua các loại cá, mực… sơ chế rồi cấp đông để đưa đi các tỉnh hoặc xuất khẩu. Kể từ khi giá xăng dầu tăng cao, tàu cá không ra khơi đánh bắt, thu mua không có, ông đành cho công nhân nghỉ và đóng cửa kho lạnh. “Ngày trước ở đây nhộn nhịp lắm, tàu bè và thương lái khắp nơi đổ về để mua bán. Hơn 100 công nhân của tôi thu nhập bình quân mỗi tháng hơn 8 triệu đồng. Nay thì chú thấy đó, chẳng một bóng người. Tôi từ ông chủ trở thành bảo vệ để đỡ chi phí” - ông Huân chia sẻ.
Theo ông Huân, giá xăng dầu tăng cao ảnh hưởng hầu hết đến các mặt đời sống xã hội, nhưng có lẽ bi đát nhất vẫn là ngư dân và những người làm dịch vụ nghề cá. “Những ngành nghề khác chỉ chịu ảnh hưởng về giá, còn ngành đánh bắt thuỷ sản và dịch vụ nghề cá thì gần như đóng băng không thể cựa quậy khi giá xăng dầu tăng cao” - ông Huân nói.
(Còn nữa)
Theo Hoàng Nam (TPO)

https://tienphong.vn/lang-bien-trong-bao-gia-xang-dau-ky-3-vang-lang-cua-gianh-post1444673.tpo

Có thể bạn quan tâm

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.
Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Làng khoa bảng Đông Thái (xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) từng là mảnh đất nổi tiếng với nghề dệt lụa, sản sinh ra nhiều anh tài nức tiếng thiên hạ. Qua sự chuyển mình của thời gian, nghề dệt lụa đã đi vào dĩ vãng, nhưng con người nơi đây vẫn rong ruổi với “nghề” nuôi người học.
Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Không chỉ có hàng trăm loài động, thực vật (trong đó có nhiều loài đặc hữu, hàng chục loại có tên trong sách đỏ Việt Nam), rừng ở Vườn Quốc gia (VQG) Chư Yang Sin còn là đầu nguồn của dòng Sêrêpốk. Tuy nhiên, việc gìn giữ tài nguyên rừng quý giá nơi đây đang gặp rất nhiều khó khăn, áp lực.
Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Thủy lợi Ea Kao, Krông Búk hạ hay Thủy điện Dray H’linh và nhiều công trình trên đường hành tiến chinh phục năng lượng là dấu ấn sinh động của tinh thần dám nghĩ, dám làm; là niềm tự hào về sự chung sức đồng lòng, sáng tạo; sự vĩ đại, phi thường dùng sức người để trị thủy, thu gió, gom nắng.
Đêm không ngủ ở Làng Nủ

Đêm không ngủ ở Làng Nủ

1 giờ 40 phút ngày 13-9, Hoàng Văn Quyển gọi giật đánh thức tôi dậy. Ngoài trời đang mưa rất to. "Mình di chuyển sang nhà bố em thôi anh. Đang nguy hiểm lắm" - Quyển đưa chiếc áo mưa, rồi cùng vợ và tôi mang theo những thứ cần thiết rồi rời khỏi nhà.
'Đê' mắm giữ bờ

'Đê' mắm giữ bờ

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Những ngày qua, bên bờ suối, con khe chảy róc rách là tiếng ríu rít của lũ trẻ nhỏ đang cùng cô giáo len lỏi nhặt nhạnh kiếm tìm từng viên đá đủ mầu sắc để có được những bức tranh trong Chương trình “Bức tranh yêu thương”.
Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.