Hình ảnh rừng cây phi lao phòng hộ dọc ven biển miền Trung là khá phổ biến. Thế nhưng, rừng phi lao phòng hộ hàng trăm năm tuổi, phần thân cổ thụ phải mấy người ôm mới xuể như ở ven biển xã Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) là rất hiếm gặp. Người dân nơi đây luôn xem rừng cây này như “báu vật“, là biểu tượng, tài sản, niềm tự hào chung của cả làng.
Chiều đang dần buông trên cửa Gianh, nơi được xem là nhộn nhịp nhất của tỉnh Quảng Bình về nghề cá và dịch vụ hậu cần nghề cá, nhưng không hề thấy bóng dáng một chiếc tàu cá nào vào ra. Trên bờ, những người đàn ông ngồi bất động nhìn ra phía biển. Họ nói, ra đây hóng gió để vơi đi nổi nhớ mùi tanh nồng vị biển.
“Với hơn 75% lao động khai thác thuỷ sản trên biển, giá xăng dầu tăng cao kể từ sau Tết Nguyên đán đã ảnh hưởng ghê gớm đến đời sống của người dân. Nhìn bữa cơm ngày càng teo tóp của nhiều gia đình, xót xa lắm nhưng chẳng biết làm sao, chỉ biết động viên nhau vượt qua khó khăn trước mắt“ - ông Nguyễn Ngọc Tiếp, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cảnh Dương nói về hậu quả của “bão giá“ xăng dầu ở nơi làng biển luôn đi đầu các phong trào của tỉnh Quảng Bình này.
Từ ngàn xưa, làng biển, nghề biển có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống, văn hóa, an ninh - quốc phòng, nhưng bây giờ, dọc theo các tỉnh miền Trung, làng biển đang bị “vỡ kết cấu“, bị “xâm thực“ bởi lối sống mới, các yếu tố ngoại lai… khiến nghề biển mai một dần.
Ngày 28.7, tại làng văn hóa Phương Diên (xã Phú Diên, H.Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) đã diễn ra lễ hội đua ghe nan truyền thống (định kỳ 3 năm/lần) và đón nhận 2 kỷ lục VN.