Camera và tiếng kẻng góp phần giữ gìn an ninh trật tự ở Hòa Phú

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thông qua mô hình “Tiếng kẻng an ninh” và “Camera an ninh”, xã Hòa Phú (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) không chỉ xử lý kịp thời các tình huống phát sinh về an ninh trật tự mà còn góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cộng đồng.

1h.jpg
Với mô hình “Camera an ninh”, tất cả dữ liệu thông tin hình ảnh được truyền trực tiếp về máy chủ tại trụ sở Công an xã Hòa Phú. Ảnh: R.H

Ông Rơ Châm Khoan-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hreng-cho biết: Mô hình “Tiếng kẻng an ninh” tại làng được triển khai năm 2023 do Công an huyện Chư Păh (cũ) phối hợp cùng chính quyền địa phương và hệ thống chính trị của làng xây dựng. Mục tiêu của mô hình là nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn an ninh trật tự, tố giác tội phạm, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Trước khi triển khai mô hình, chính quyền địa phương và người dân đã họp bàn, thống nhất quy ước về tín hiệu tiếng kẻng để mọi người cùng nắm rõ và phối hợp hành động. Hiện nay, chiếc kẻng được lắp cố định tại trung tâm làng, gần nhà sinh hoạt cộng đồng.

Ông Khoan chia sẻ: Trước đây, khi xảy ra sự việc liên quan đến an ninh trật tự, việc liên lạc với từng người qua điện thoại mất nhiều thời gian. Hiện nay, chỉ cần đánh kẻng là cả làng đều nhận biết được tín hiệu cảnh báo. Khi tiếng kẻng vang lên nhiều hồi dồn dập là tín hiệu thông báo trong làng có tình huống phức tạp như trộm cắp, đánh nhau, gây rối hoặc thanh niên đi xe máy càn quấy, nẹt pô vi phạm trật tự an toàn giao thông. Nghe tiếng kẻng, tổ tự quản cùng người dân sẽ nhanh chóng có mặt tại hiện trường để kịp thời xử lý.

2h.jpg
Mô hình Tiếng kẻng an ninh làng Hreng. Ảnh: R.H

Cách đây 2 năm, do có mâu thuẫn từ trước với thanh niên làng Hreng, hàng chục thanh niên xã Ia Ka (huyện Chư Păh) điều khiển xe máy mang theo gậy, mã tấu kéo đến làng để gây sự. Mặc dù cán bộ thôn đã cố gắng tuyên truyền, thuyết phục nhưng nhóm thanh niên vẫn manh động. Vì vậy, người dân đã đánh kẻng báo động. Nghe tiếng kẻng, người dân cùng lực lượng Công an và tổ tự quản nhanh chóng có mặt khiến nhóm thanh niên bỏ lại phương tiện, hung khí để tháo chạy. Sau vụ việc này, chính quyền 2 địa phương đã phối hợp hòa giải, đến nay không còn xảy ra sự việc tương tự.

Bên cạnh mô hình “Tiếng kẻng an ninh”, xã Hòa Phú còn triển khai mô hình “Camera an ninh”. Đây được ví như “cánh tay nối dài” của lực lượng Công an. Đại úy Phan Duy Hoàng-Phó Trưởng Công an xã-cho biết: Mô hình “Camera an ninh” được triển khai từ tháng 6-2024 với kinh phí hơn 99 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa. Hiện tại, 12 mắt camera đã được lắp tại các vị trí trọng yếu như tuyến quốc lộ 14, cổng làng và khu vực chợ. Tất cả dữ liệu thông tin hình ảnh được truyền trực tiếp về máy chủ tại trụ sở Công an xã và kết nối với điện thoại của cán bộ Công an nhằm giúp lực lượng chức năng theo dõi, kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra.

Nhờ hình ảnh rõ nét và độ bao phủ rộng, hệ thống camera đã góp phần tích cực trong công tác điều tra, xử lý vụ việc. Từ khi mô hình đi vào hoạt động, Công an xã Hòa Phú đã sử dụng dữ liệu từ camera để điều tra làm rõ 5 vụ va chạm giao thông mức độ nhẹ, giúp các bên liên quan tự thỏa thuận hòa giải. Đặc biệt, tình trạng thanh-thiếu niên tụ tập uống rượu lúc đêm khuya, gây mất trật tự tại một số thôn, làng đã giảm hẳn; ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông cũng được nâng cao.

Ông Nguyễn Thành Long-Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Hòa Phú-đánh giá: Mô hình “Tiếng kẻng an ninh” và “Camera an ninh” đã hỗ trợ tích cực trong công tác đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương. Khi người dân an tâm sinh sống và làm ăn, các hoạt động thương mại, dịch vụ cũng theo đó phát triển. 2 mô hình này không chỉ mang lại hiệu quả trước mắt mà còn nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc chung tay xây dựng nông thôn mới và bảo vệ cuộc sống bình yên thôn, làng.

Có thể bạn quan tâm

Con đường là nỗi lo với các em học sinh khi năm học mới đang đến gần.

Dân làng Bok Rei “khóc ròng” vì đường sá lầy lội

(GLO)- Hàng chục hộ dân tại làng Bok Rei (xã Đak Sơ Mei, tỉnh Gia Lai) đang gặp trở ngại về giao thông khi con đường liên xã dài hơn 2 km lầy lội bùn đất. Năm học mới sắp đến gần, nỗi lo càng lớn hơn khi các em học sinh sẽ phải vượt qua quãng đường trắc trở này để tới lớp.

Mang nước sạch đến đồng bào vùng khó

Mang nước sạch đến đồng bào vùng khó

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, các địa phương trong tỉnh đã tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm đưa nước sạch phục vụ sinh hoạt, cải thiện đời sống người dân vùng nông thôn.

Lan tỏa nghĩa tình tháng Bảy

Lan tỏa nghĩa tình trong tháng 7 tri ân

(GLO)- Việc quan tâm, chăm lo cho gia đình chính sách, người có công với cách mạng được Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Gia Lai phối hợp với Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn duy trì, triển khai nhiều năm qua. Đây là hoạt động an sinh xã hội có ý nghĩa đặc biệt trong những ngày tháng 7 tri ân.

Các xã vùng sâu bảo đảm công tác giải quyết thủ tục hành chính cho người dân

Các xã vùng sâu bảo đảm công tác giải quyết thủ tục hành chính cho người dân

(GLO)- Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực để vận hành hiệu quả trung tâm phục vụ hành chính công. Mục tiêu là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện các TTHC.

Bài thi lớn nhất là vượt qua mặc cảm

Bài thi lớn nhất là vượt qua mặc cảm

(GLO)- Chiều muộn, trên sân Trường THCS Lê Hồng Phong (phường Quy Nhơn, tỉnh Gia Lai), chúng tôi gặp hai phụ nữ đặc biệt giữa đám đông sĩ tử nhỏ tuổi. Tóc điểm bạc, dáng người nhỏ nhắn, họ khác lạ giữa đám đông trẻ trung bởi tâm thế chững chạc với ánh mắt vừa rạng rỡ vừa bồi hồi đầy tự tin.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với xã Ayun. Ảnh: Hà Duy

Xã Ayun cần tiếp tục rà soát nguồn lực để tạo sinh kế cho người dân

(GLO)- Sáng 14-7, đồng chí Trương Văn Đạt - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai, đã đến thăm, kiểm tra hoạt động và công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tại xã Ayun. Cùng tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. 

Nghề hấp cá giữa phố cảng Quy Nhơn

Nghề hấp cá ở phố cảng Quy Nhơn

(GLO)- Ở phường Quy Nhơn (tỉnh Gia Lai), nơi tàu thuyền ra vào tấp nập mỗi sớm chiều, vẫn tồn tại những căn bếp đỏ lửa, nơi người dân mưu sinh bằng một nghề ít được nhắc tên: Nghề hấp cá.

null