“Ánh sáng, camera và tiếng kẻng an ninh” góp phần bảo đảm bình yên thôn làng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Mô hình “Ánh sáng, camera và tiếng kẻng an ninh” do Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở và góp phần phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật.

Làng Tao Klăh (xã Ia Rong) có 290 hộ với hơn 1.400 khẩu. Những năm trước, nơi đây thường xảy ra các vụ việc gây mất ANTT. Trước tình hình đó, vào tháng 1-2019, Hội CCB huyện Chư Pưh đã quyết định thành lập mô hình “Ánh sáng và tiếng kẻng an ninh”, lắp đặt 40 bóng đèn chiếu sáng và 3 cái kẻng tại các trục đường chính của làng.

Mô hình “Ánh sáng, camera và tiếng kẻng an ninh” đã được triển khai tại 56/74 thôn, làng trên địa bàn huyện Chư Pưh. Ảnh: H.K

Mô hình “Ánh sáng, camera và tiếng kẻng an ninh” đã được triển khai tại 56/74 thôn, làng trên địa bàn huyện Chư Pưh. Ảnh: H.K

Sau khi thành lập mô hình, Chi hội CCB làng Tao Klăh phân công 1 hội viên làm nhiệm vụ đánh kẻng. Vào khoảng 21 giờ 30 phút hàng ngày, tiếng kẻng vang lên để nhắc nhở người dân hạn chế ra đường và không tập trung đông người vào lúc đêm khuya.

Bên cạnh đó, tiếng kẻng còn nhắc nhở người dân thực hiện các biện pháp đề phòng kẻ gian như kiểm tra tài sản, khóa cửa cẩn thận trước khi ngủ. Sau tiếng kẻng, tổ CCB tự quản bảo vệ ANTT đi tuần tra dọc các tuyến đường. Nếu phát hiện có vụ việc vi phạm pháp luật thì thành viên trong tổ đánh kẻng để báo động và huy động người dân cùng tham gia, đồng thời báo cho lực lượng Công an để xử lý.

Đến tháng 2-2022, mô hình được phát triển thành “Ánh sáng, camera và tiếng kẻng an ninh”. Đến nay, làng Tao Klăh đã lắp đặt được 30 camera. Trong đó, 3 hệ thống camera được lắp đặt ở các ngã ba, ngã tư và còn lại của hộ gia đình CCB và người dân.

Ông Nguyễn Văn Hạnh-Chi hội trưởng Chi hội CCB làng Tao Klăh-cho biết: “Tao Klăh là làng đầu tiên của huyện Chư Pưh thực hiện mô hình “Ánh sáng, camera và tiếng kẻng an ninh”. Để triển khai xây dựng mô hình, Chi hội CCB đã vận động các hội viên làm gương, đi đầu đóng góp kinh phí. Sau đó, Chi hội còn phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể trong thôn lồng ghép tuyên truyền, vận động người dân cùng đóng góp được gần 40 triệu đồng”.

Theo ông Vũ Văn Chính-Phó Trưởng thôn Tao Klăh: “Từ ngày các tuyến đường được thắp sáng, không khí ban đêm nhộn nhịp hẳn, bà con rất vui. Người dân khi ra đường có cảm giác an tâm hơn. Các vụ tai nạn giao thông giảm dần. Đặc biệt, từ khi lắp đặt tiếng kẻng, người dân trong làng đã giúp sức cho lực lượng Công an phá thành công 5 vụ trộm cắp tài sản. Nhờ đó, tình trạng trộm cắp cũng hạn chế hơn so với trước kia”.

Trong khi đó, mô hình “Ánh sáng, camera và tiếng kẻng an ninh” tại thôn Hòa Lộc (xã Ia Phang) cũng đã phát huy hiệu quả. Ông Nguyễn Văn Châu-Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Hòa Lộc-cho hay: Thôn có tuyến quốc lộ 14 đi qua dài khoảng 2 km nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ANTT, tai nạn giao thông.

Năm 2020, Chi hội đã vận động hội viên và người dân đóng góp hơn 400 triệu đồng để lắp đặt 115 bóng đèn thắp sáng và 230 camera. Trong đó, 30 camera được lắp đặt dọc tuyến quốc lộ 14 và tại ngã ba, ngã tư của thôn.

Ông Trần Lỵ (thôn Hòa Lộc) bộc bạch: “Khi cán bộ đến tận nhà tuyên truyền để thực hiện mô hình, tôi thấy thiết thực nên đã đồng tình đóng góp kinh phí để triển khai. Cùng với đó, tôi cũng lắp đặt 14 camera ở trong nhà để phòng ngừa trộm cắp”.

Từ khi mô hình “Ánh sáng, camera và tiếng kẻng an ninh” được triển khai, các vụ việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đã giảm đáng kể. Ảnh: Hoàng Kỳ

Từ khi mô hình “Ánh sáng, camera và tiếng kẻng an ninh” được triển khai, các vụ việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đã giảm đáng kể. Ảnh: Hoàng Kỳ

Còn ông Lê Văn Toàn-Trưởng thôn Hòa Lộc thì chia sẻ: “Qua hình ảnh camera ghi lại, thôn đã phối hợp với lực lượng Công an phát hiện, xử lý hơn 10 vụ tai nạn giao thông và trộm cắp xảy ra trên địa bàn. Từ khi có mô hình này, ANTT tại thôn cơ bản ổn định”.

Trao đổi với P.V, ông Chu Xuân Toàn-Chủ tịch Hội CCB huyện Chư Pưh-cho biết: Mô hình “Ánh sáng, camera và tiếng kẻng an ninh” được xác định là mô hình “Dân vận khéo” trong thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Để mô hình thực sự phát huy hiệu quả, các cấp Hội CCB đã kiên trì vận động hội viên và người dân lắp đặt hơn 1.000 camera và 3.200 bóng điện chiếu sáng với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng. Trong đó, các cấp Hội CCB đóng góp hơn 700 triệu đồng và 400 ngày công lao động, còn lại là của người dân, các ban, ngành, đoàn thể.

“Đối với những thôn, làng triển khai mô hình, các vụ việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đã giảm trên 80%. Chúng tôi phấn đấu đến hết năm 2024, các con đường trong huyện được lắp đặt đầy đủ bóng điện chiếu sáng và đến năm 2027 sẽ hoàn thành việc lắp camera ở tất cả các thôn, làng tiềm ẩn nguy cơ mất ANTT”-ông Toàn nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
Khẳng định thế và lực

Khẳng định thế và lực

Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Hơn 1 triệu người dân các tỉnh Gia Lai, Phú Yên ngày đêm bức xúc, mong ngóng các bộ, ngành khắc phục "sai lầm thế kỷ" khi quy hoạch thủy điện An Khê - Ka Nak, trả lại nước cho sông Ba.
Chở đất lên núi

Chở đất lên núi

Sống trên núi, nhưng lại không có đất để san lấp các công trình, dự án, chủ đầu tư phải xuống các huyện miền xuôi mua đất với quãng đường vận chuyển hàng trăm ki lô mét. Nghịch lý này đang diễn ra ở các huyện miền núi Nghệ An.
Lợi cho dân, cần làm sớm

Lợi cho dân, cần làm sớm

Nếu chứng kiến niềm vui của người dân được trả lại quyền lợi bị treo theo các quy hoạch, các dự án lưu cữu ở khắp nơi, thì việc cấp sổ đỏ cho nhà tạm chắc chắn sẽ được đẩy nhanh, đẩy mạnh trong thời gian tới.
Phấn đấu đến năm 2050, Bình Dương sẽ trở thành trung tâm đô thị mang tầm quốc tế

Năm 2050, Bình Dương sẽ trở thành trung tâm đô thị mang tầm quốc tế

(GLO)- Đến năm 2050, xây dựng Bình Dương trở thành trung tâm đô thị, công nghiệp, dịch vụ hiện đại, mang tầm khu vực và quốc tế, là một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia với động lực tăng trưởng chính là công nghiệp, dịch vụ, đổi mới sáng tạo, có cơ sở kinh tế vững chắc.

Nghiêm trị hành vi vẽ bậy

Nghiêm trị hành vi vẽ bậy

Việc Công an TP.HCM xử phạt hành chính và trục xuất 2 người nước ngoài vì không đăng ký tạm trú và vẽ bậy lên tường rào, cửa cuốn nhà dân là biện pháp cứng rắn nhằm giữ gìn mỹ quan đô thị.
Người nghèo thêm cơ hội an cư

Người nghèo thêm cơ hội an cư

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100/CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (NƠXH). Trong đó, quy định rõ điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về NƠXH.
Con dốc đường Phù Đổng như chiếc võng nối hai chiếc "bát úp" phía đường Cách Mạng Tháng Tám và ngã ba Phù Đổng. Ảnh: Hà Duy

Giữ những chiếc “bát úp” để “định vị” Pleiku

(GLO)- Theo trang Mytour (một trang chuyên về du lịch khá uy tín) thì Pleiku là một trong 7 cao nguyên đẹp nhất Việt Nam. Một trong những nguyên nhân đó chính là địa hình núi đồi như những chiếc "bát úp" khiến “anh khách lạ đi lên đi xuống” rồi ngẩn ngơ nhớ mãi.