Bí ẩn rừng phi lao trăm tuổi cổ quái nơi làng biển xứ Nghệ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ở bãi biển xã Quỳnh Lập, TX. Hoàng Mai (Nghệ An) có một rặng phi lao trăm tuổi, thân hình đồ sộ quái dị khiến nhiều người thích thú.
 Rặng phi lao nằm sát bờ biển xã Quỳnh Lập
Rặng phi lao nằm sát bờ biển xã Quỳnh Lập
Theo người dân, rặng phi lao ở biển Quỳnh Lập có từ rất lâu, cây già nhất cũng ngót nghét trăm tuổi. Nhiều cây phi lao già có gốc cây gân guốc, sần sùi, nhuốm màu thời gian.
Phi lao ở đây có nhiều độ tuổi và hình dạng khác nhau. Có cây cao vút thẳng tắp, có cây lại sần sùi quái dị, có cây chia thành nhiều thân, tỏa ra các hướng.
Là giống cây có sức sống bền bỉ, phi lao được người dân trồng ven biển để chắn cát, chắn gió và mưa bão cho làng. Trải qua thời gian, đến nay rặng phi lao ở Quỳnh Lập có chiều dài hơn 1,5 km, với hàng nghìn cây lớn nhỏ.
Trong những năm giặc Mỹ phá hoại miền Bắc, rặng phi lao từng chứng kiến nhiều trận bom ném xuống mảnh đất này. Đặc biệt là trận bom ném xuống Bệnh viện Phong Quỳnh Lập cách đây 53 năm, làm hơn 200 người chết và hàng trăm người bị thương.
Cùng chung số phận với con người, rặng phi lao từng nhiều lần gãy đổ do bom đạn, bão tố. Mỗi lần như vậy, người dân lại mang cây con ra trồng lại.
Với những đứa trẻ ở Quỳnh Lập, tuổi thơ là rặng phi lao ngút ngàn, bờ cát trắng xóa, buổi trưa hè trốn vào bóng phi lao tránh nắng.
Vào thế kỷ 19, cây phi lao theo người Pháp du nhập đến nước ta. Từ giống cây ngoại, phi lao nhanh chóng có mặt khắp mọi miền đất nước, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống.
 Có hàng nghìn cây phi lao lớn nhỏ khác nhau
Có hàng nghìn cây phi lao lớn nhỏ khác nhau
Cây phi lao già cỗi có nhiều thế hệ ngồi dưới gốc hóng mát
Cây phi lao già cỗi có nhiều thế hệ ngồi dưới gốc hóng mát
 Gốc phi lao sần sùi, gân guộc theo thời gian bên bãi biển ở Nghệ An
Gốc phi lao sần sùi, gân guộc theo thời gian bên bãi biển ở Nghệ An
 Nhiều cây phi lao có hình thù kỳ quái
Nhiều cây phi lao có hình thù kỳ quái
Bầu trời trong xanh trên những tán cây cao vút
Bầu trời trong xanh trên những tán cây cao vút
 Quả phi lao trên cành cây cổ thụ
Quả phi lao trên cành cây cổ thụ
 
 Cây phi lao lớn có đường kính một người ôm không xuể
Cây phi lao lớn có đường kính một người ôm không xuể
 Thảm thực vật phía dưới mặt đất là cây cỏ xanh tươi.
Thảm thực vật phía dưới mặt đất là cây cỏ xanh tươi.
Cây phi lao còn được người dân trồng làm cảnh ven đường
Cây phi lao còn được người dân trồng làm cảnh ven đường
Phạm Tâm - Quốc Huy (VIE)

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.