Di sản hòa quyện-cực tăng trưởng mới của Gia Lai trong kỷ nguyên số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 1-7-2025, tỉnh Gia Lai và Bình Định chính thức hợp nhất, hình thành tỉnh Gia Lai mới-đơn vị hành chính có quy mô lớn với lợi thế nổi bật “lên rừng, xuống biển”.

Từ đó, bài toán bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa được đặt trong chiều sâu chiến lược: liên vùng-tích hợp-chuyển đổi số.

Hợp nhất di sản-kiến tạo bản sắc mới

Tỉnh Gia Lai (cũ) là vùng cao nguyên đại ngàn, là cái nôi của không gian di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận, với nhà rông, lễ hội dân tộc Jrai, Bahnar cùng các nghề thủ công truyền thống. Trong khi đó, Bình Định-miền duyên hải-là vùng đất của võ cổ truyền, hát bội, hệ thống tháp Chăm, chùa cổ và văn hóa biển đảo đặc sắc.

1.jpg
Hội bài chòi giữa lòng phố biển Quy Nhơn. Ảnh: Thảo Khuy

Hợp nhất 2 vùng không chỉ là việc gộp 2 kho di sản vào chung một ranh giới hành chính, mà là hành trình xây dựng một bản sắc văn hóa mới, trong đó “Gia Lai-từ thanh âm đại ngàn đến khí phách đất võ” là thông điệp trung tâm. Văn hóa, trong trường hợp này không chỉ là tài sản lịch sử mà còn là chất keo gắn kết cộng đồng và động lực phát triển bền vững.

Những thách thức không thể “dàn hàng ngang”

Việc hợp nhất mở ra cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức đặc thù.

Một là, hệ sinh thái du lịch khá rời rạc. Trước khi hợp nhất, 2 tỉnh vận hành mô hình du lịch tách biệt. Gia Lai (cũ) thiên về sinh thái-văn hóa-cộng đồng; Bình Định phát triển mạnh du lịch biển-di tích-thể thao. Việc thiếu các tour liên tuyến khiến tiềm năng kết nối bị lãng phí.

2.jpg
Huyện Ia Grai (cũ) là địa phương còn lưu giữ số lượng cồng chiêng nhiều nhất tỉnh Gia Lai (cũ). Ảnh: Hoàng Ngọc

Hai là, chênh lệch trong công tác chuyển đổi số. Tỉnh Gia Lai (cũ) đã ban hành chiến lược chuyển đổi số, tuy nhiên khả năng áp dụng vào bảo tồn di sản tại các cộng đồng dân tộc còn hạn chế. Trong khi đó, Bình Định mạnh về công nghiệp phần mềm nhưng chưa thực sự tích hợp vào văn hóa-du lịch.

Ba là, thiếu hệ quy chiếu văn hóa chung. Sau hợp nhất, tỉnh mới chưa có bộ nhận diện văn hóa-du lịch chính thức, cũng như thiếu định danh về giá trị cốt lõi, biểu tượng đặc trưng để phát triển thương hiệu chung.

Liên vùng-số hóa: Hai mũi nhọn đột phá

Trước hết, cần quan tâm đến việc thiết kế lại hệ thống nhận diện văn hóa. Tỉnh Gia Lai mới cần nhanh chóng xây dựng bản đồ di sản liên vùng, từ không gian cồng chiêng Ia Grai-Kbang đến tháp Chăm Dương Long, chùa Thiên Hưng, làng võ Tây Sơn... Đây sẽ là nền tảng phát triển sản phẩm du lịch, giáo dục văn hóa, cũng như chuyển giao tri thức. Bộ nhận diện văn hóa (logo, slogan, biểu tượng) phải thể hiện được tinh thần thống nhất trong đa dạng. Một số gợi ý như: “Gia Lai-Vùng đất hội tụ rừng và biển”, “Gia Lai-Sống động di sản, vươn tầm số hóa”, “Gia Lai-Nhịp cồng chiêng vang vọng giữa biển trời Tây Sơn”.

3.jpg
Tháp Đôi ngày càng được du khách biết đến nhiều hơn. Ảnh: Đoan Ngọc

Tiếp theo là số hóa di sản-từ kể chuyện đến trải nghiệm. Nội dung này không dừng lại ở số hóa hình ảnh, video, tỉnh cần đẩy mạnh các mô hình “Photovoice di sản”, “Lễ hội số”, “Bản đồ số văn hóa” tại các địa phương để người dân tự ghi lại, chia sẻ câu chuyện văn hóa cộng đồng. Phát huy hiệu quả của công nghệ AR/VR, có thể giúp du khách trải nghiệm biểu diễn cồng chiêng, dệt thổ cẩm hay các trận đánh Tây Sơn ngay tại các điểm du lịch. Mỗi người dân, nghệ nhân, doanh nghiệp cần được trang bị kiến thức để “kể chuyện số” về văn hóa quê hương mình.

Tiếp nữa là chú trọng phát triển sản phẩm du lịch liên vùng. Sản phẩm du lịch mới cần mang tính tích hợp và khác biệt. Ví dụ như tour 3 ngày 2 đêm: khởi hành từ Quy Nhơn (thăm tháp Chăm, làng võ)-lên Pleiku (trải nghiệm nhà rông, lễ hội cồng chiêng)-đến Măng Đen (nghỉ dưỡng). Tour cộng đồng: tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm, trải nghiệm uống rượu cần cùng người Jrai-học võ cổ truyền Tây Sơn-dự lễ hội biển.

Cần tích hợp thương mại hóa các đặc sản địa phương: cà phê Gia Lai, men rượu Jrai, nước mắm Sa Huỳnh, trà Gò Loi… thông qua mã QR, truy xuất nguồn gốc, sàn thương mại điện tử.

Tiếp theo là xác định mục tiêu chuyển đổi số cộng đồng và hướng đến đào tạo nhân lực tại chỗ. Tỉnh cần thiết lập các trung tâm số hóa cộng đồng văn hóa, tập huấn kỹ năng quay video, dựng phim, livestream, bán hàng online cho nghệ nhân, thanh niên dân tộc thiểu số. Bình Định có thế mạnh công nghệ (FPT, TMA…), có thể “đỡ đầu kỹ thuật” cho các cộng đồng du lịch Gia Lai (cũ), hình thành chuỗi giá trị văn hóa số liên vùng, phát huy thế mạnh cả hai khu vực.

4.jpg
Lễ mừng lúa mới của người Bahnar ở xã Ya Hội. Ảnh: Minh Châu

Và cuối cùng là xây dựng các chính sách khuyến khích, hợp lực đầu tư ở lĩnh vực công và tư trong phát triển văn hóa. Chính quyền cần ban hành bộ tiêu chí di sản tích hợp, ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm-mô hình-tour kết nối được văn hóa hai vùng. Đồng thời, khuyến khích xã hội hóa đầu tư vào bảo tồn, sáng tạo, số hóa di sản và phát triển du lịch cộng đồng.

* * *

Sự hợp nhất Gia Lai-Bình Định không chỉ là câu chuyện hành chính, mà chính là cơ hội tái định hình bản sắc, là sự khởi đầu cho một trung tâm văn hóa-du lịch kiểu mới, kích hoạt một trung tâm phát triển kinh tế bằng cách lấy văn hóa làm nền và công nghệ làm cánh.

Với tầm nhìn dài hạn, sự chủ động trong chính sách, sức sáng tạo từ cộng đồng, tỉnh Gia Lai (mới) hoàn toàn có thể trở thành một cực tăng trưởng văn hóa-du lịch kiểu mới của khu vực Duyên hải-Tây Nguyên, sánh ngang các trung tâm phát triển lớn trong cả nước và khu vực.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn viên xã Tuy Phước đang kiểm tra sách. Ảnh: Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tuy Phước

Xã Tuy Phước phát động xây dựng “Tủ sách hy vọng”

(GLO)- Từ ngày 20 đến 22-7, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tuy Phước (tỉnh Gia Lai) phát động xây dựng mô hình “Tủ sách hy vọng”. Đây là hoạt động nhằm thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ xã lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030 (dự kiến diễn ra trong tháng 8-2025).

Ngọn đèn nhỏ bên khung cửa

Ngọn đèn nhỏ bên khung cửa

(GLO)- Chồng tôi nhận quyết định chuyển công tác vào một sáng cuối tháng Năm, khi sương vẫn còn giăng mờ trên những con dốc quen thuộc của phố núi Pleiku. Tin anh phải xuống Quy Nhơn theo diện hợp nhất 2 tỉnh không bất ngờ.

Bảo vật quốc gia ngai vua triều Nguyễn đặt tại Điện Thái Hòa, Đại Nội Huế.

Phục chế ngai vàng triều Nguyễn: Trả lại nguyên trạng năm 2015, đảm bảo đúng tinh thần bảo vật quốc gia

(GLO)-Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) vừa có văn bản chính thức góp ý kế hoạch phục chế ngai vua triều Nguyễn, bảo vật quốc gia bị phá hoại hồi tháng 5 - 2025 tại điện Thái Hòa, yêu cầu phục hồi hiện trạng "gần giống nhất" so với năm 2015, thời điểm hiện vật được lập hồ sơ công nhận.

Vở ca kịch bài chòi trò chơi của quỷ: Tôn vinh chiến sĩ công an, cảnh tỉnh kẻ lầm lạc

Vở ca kịch bài chòi trò chơi của quỷ: Tôn vinh chiến sĩ công an, cảnh tỉnh kẻ lầm lạc

(GLO)- Vở diễn Trò chơi của quỷ do Ðoàn ca kịch bài chòi Bình Ðịnh (thuộc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Gia Lai) dàn dựng vừa giành huy chương đồng tại Liên hoan Nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân” lần thứ V-năm 2025.

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

Thăm “rừng tượng” làng Kép 1

(GLO)- Tồn tại qua nhiều thế hệ, khu nhà mồ làng Kép 1 (xã Ia Ly, tỉnh Gia Lai) là một trong những điểm đến của người dân và du khách khi muốn tìm hiểu về văn hóa của đồng bào Jrai. Cũng bởi nơi này có một “rừng tượng” được tạc từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân trong làng.

"Núi trên đất bằng"

"Núi trên đất bằng"

(GLO)- Tiến sĩ Hà Thanh Vân đã nhận xét Tiểu thuyết "Núi trên đất bằng" của Võ Đình Duy là một tác phẩm văn chương đầu tay ra mắt năm 2025, đánh dấu bước chuyển đầy bất ngờ từ một kiến trúc sư trẻ sống ở Gia Lai sang hành trình kiến tạo thế giới văn chương.

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Ông từ giữ đình cứu sống cây đa cổ thụ

Ông từ cứu sống cây đa cổ thụ ở An Khê đình

(GLO)- Vô tình bị lửa “thiêu”, cây đa cổ thụ phía sau An Khê đình (Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, phường An Khê) suy yếu dần, có nguy cơ bị chết. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Ngô Văn Đường-Câu đình (người trông giữ, hương khói đình làng) đã cứu sống cây đa này.

null