Ngân vang hát then, đàn tính trên quê hương Anh hùng Núp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Song song với phát triển kinh tế, người Tày, Nùng ở xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) luôn “giữ lửa” nghệ thuật hát then, đàn tính để những giai điệu, thanh âm mãi ngân vang trên quê hương Anh hùng Núp.

img-3367.jpg
Để hát then, đàn tính Ngân vang trên quê hương Anh hùng Núp, một số phụ nữ làng Nam Cao (xã Tơ Tung, huyện Kbang) đã thành lập nhóm. Ảnh: Ngọc Minh

Cẩn thận lấy cây đàn tính treo trên tường xuống, anh Hoàng Văn Trường (SN 1984 ở làng Cao Sơn) tự hào giới thiệu: Đây là cây đàn của bố anh mang từ quê hương Cao Bằng vào xã Tơ Tung lập nghiệp từ năm 1986. Sau những giờ lao động cực nhọc trên nương rẫy, bố anh thường đàn, hát cho cả nhà nghe. Cứ như vậy, giai điệu, âm thanh đẹp đẽ đã ngấm vào anh lúc nào không hay. Cùng với năng khiếu, niềm đam mê và được bố hướng dẫn, chỉ bảo, năm 16 tuổi anh đã biết đàn, hát.

“Người biết đánh đàn tính mà hát then được và ngược lại thì trình diễn tiết mục sẽ trọn vẹn hơn. Vì thế, ngoài đam mê đòi hỏi người đàn hát phải có năng khiếu. Trong làng hiện có khoảng 10 người cao tuổi biết đàn hát, còn người trẻ như tôi rất ít. Bên cạnh hướng dẫn các con đàn hát, tôi có tham gia các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ do thôn, làng, xã tổ chức, góp phần lan tỏa tình yêu văn hóa truyền thống của ông cha tới mọi người”-anh Trường chia sẻ.

Theo các bậc cao niên, then có nghĩa là thiên, thiên tức là trời. Điệu hát then được xem như của thần tiên truyền lại. Còn đàn tính là một loại nhạc cụ dân gian độc đáo với thanh âm ngọt ngào, ấm áp. Lời hát then mượt mà quyện hòa cùng âm thanh dung dị, đằm thắm của đàn tính đã ăn sâu vào tiềm thức bao thế hệ người Tày, Nùng ở xã Tơ Tung-quê hương Anh hùng Núp.

img-3364.jpg
Một số bạn trẻ tìm đến học cách đánh đàn tính, góp phần bảo tồn nghệ thuật hát then, đàn tính của người Tày, Nùng ở xã Tơ Tung, huyện Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Mong muốn bảo tồn, gìn giữ nghệ thuật hát then, đàn tính, năm 2020, một số phụ nữ ở làng Nam Cao đã thành lập nhóm hát Then, đàn tính với 13 thành viên là những người đam mê, yêu thích đàn hát. Bà Nông Thị Vân-Trưởng nhóm cho biết: Buổi tối cuối tuần, các thành viên tập trung tại nhà văn hóa thôn luyện tập, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng đàn hát. Trước mỗi đợt tham gia biểu diễn, mọi người tăng cường luyện tập để tiết mục hay hơn, đều hơn.

Theo bà Vân, then được chia thành then cổ và then cách tân. Then cổ mang tính chất tâm linh, thường là các bài cúng cầu an, cầu tài, cầu mùa, giải hạn, mừng đám cưới. Còn then cách tân được dựa trên nền then cổ, phổ lời mới như ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, Bác Hồ kính yêu, mừng quê hương đổi mới, phong trào xây dựng nông thôn mới...

“Mang tính cộng đồng cao nên nghệ thuật hát then, đàn tính trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Tày, Nùng ở làng Nam Cao nói riêng và xã Tơ Tung nói chung. Năm 2019, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh Di sản phi vật thể đại diện nhân loại. Vì thế chúng tôi quyết tâm gìn giữ, bảo tồn và truyền dạy cho thế hệ trẻ để nghệ thuật hát then, đàn tính được ngân dài, vang xa”-bà Vân thông tin.

img-3354.jpg
Bà Nông Thị Huệ-thành viên nhóm hát then, đàn tính làng Nam Cao thuê trang phục biểu diễn hát then, đàn tính bắt mắt hơn. Ảnh: Ngọc Minh

Bằng tình yêu, niềm đam mê và tinh thần trách nhiệm gìn giữ văn hóa truyền thống cha ông, nhiều năm nay, bà Nông Thị Huệ-thành viên nhóm hát then, đàn tính làng Nam Cao đã đầu tư gần 10 triệu đồng mua nhạc cụ, may trang phục. Bà còn mua chỉ màu thêu trang phục biểu diễn đẹp hơn, kết thành bông tua rua trang trí cho cây đàn thêm bắt mắt.

“Hiện tôi có 3 cây đàn, 3 bộ trang phục. Thành viên nào chưa có tôi cho mượn hoặc đôi lúc các cháu thanh-thiếu niên tham gia là có nhạc cụ cho các cháu tập. Qua tiếng đàn, lời hát giúp chị em chúng tôi xích lại gần nhau hơn, tình làng nghĩa xóm thêm gắn kết. Tôi mong muốn chính quyền địa phương, hội đoàn thể tiếp tục quan tâm tạo điều kiện cho nhóm hoạt động và nhân rộng mô hình ra các thôn, làng trên địa bàn xã để những người cùng chung sở thích được giao lưu, học hỏi, góp phần gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc”-bà Huệ kiến nghị.

img-2880.jpg
Thành viên nhóm hát then, đàn tính làng Nam Cao tham gia trình diễn tiết mục văn nghệ tại hội xuân xã Tơ Tung lần thứ IV, năm 2025. Ảnh: Ngọc Minh

Trao đổi với P.V, ông Hồ Xuân Dương-Chủ tịch UBND xã Tơ Tung cho biết: Những năm 1980, một số người Tày, Nùng ở các tỉnh phía Bắc đã vào Tơ Tung sinh cơ lập nghiệp đã mang theo nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình. Việc người dân gìn giữ nghệ thuật hát then, đàn tính không chỉ giúp bảo tồn loại hình di sản văn hóa độc đáo, mà còn làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của người dân trên địa bàn.

“Để hát then, đàn tính ngân dài, đến được với nhiều người hơn, nhất là thế hệ trẻ, thời gian tới, xã tiếp tục chỉ đạo công chức chuyên môn phối hợp với các hội, đoàn thể, thôn, làng, rà soát, thống kê nghệ nhân, người dân biết hát then, đàn tính thành lập câu lạc bộ; mở lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng, bảo tồn và kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống”-ông Dương thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Siu Krang gìn giữ nghề tạc tượng

Siu Krang gìn giữ nghề tạc tượng

(GLO)- Hơn 35 năm gắn bó với nghề, ông Siu Krang (SN 1960, làng Dek, xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) vẫn duy trì kỹ thuật thủ công để chế tác tượng nhà mồ của người Jrai.

Sau cơn mưa

Sau cơn mưa

(GLO)- Với nhiều người, tự thân mưa đã gợi nỗi sầu, như một sự bất an, là niềm không mong đợi. Dẫu thế, như cỏ cây, cuộc đời mỗi người chẳng phải từ cơn mưa mà lớn khôn lên, những trải nghiệm cứ thế mà lấp đầy.

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

(GLO)- Ông Rơ Châm Khir (SN 1954, làng Kênh, xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) không chỉ có đôi tay tài hoa vẽ những bức tranh sơn dầu, tượng gỗ dân gian đặc sắc, mà còn là già làng uy tín được cộng đồng tin tưởng.

Dòng sông tuổi thơ

Dòng sông tuổi thơ

(GLO)- Ai cũng có tuổi thơ gắn bó với quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn, nơi cuộc đời sâu nặng nghĩa tình với ông bà, cha mẹ, xóm giềng hay những gì thân thuộc nhất. Với tôi, tuổi thơ cũng từng gắn bó với dòng sông quê hương. Ấy là dòng sông Minh.

Ảnh minh họa. Nguồn internet

Nuôi chữ, dưỡng tâm

(GLO)- Con người có quá nhiều đam mê mà một ngày thời gian được mặc định sẵn và phải chia đều cho những việc khác nhau. Cân bằng được mọi thứ, thật chẳng dễ dàng gì. Và cuối cùng thì những gì mình cho là quan trọng nhất thường được ưu tiên. Với riêng tôi, sự ưu tiên đó là niềm vui bên con chữ.

Nấm mối thường mọc vào tháng 5, 6 hàng năm. Ảnh: L.H

Mùa “săn” nấm mối

(GLO)- Khoảng tháng 5, 6 hàng năm, khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu trút xuống, mặt đất mềm ẩm cũng là lúc người dân Gia Lai bước vào mùa “săn” nấm mối. Đây là “lộc trời” mà thiên nhiên ban tặng, mỗi năm chỉ đôi ba lần.

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Mật ngọt trước hiên nhà

Mật ngọt trước hiên nhà

(GLO)- Trước hiên nhà tôi bỗng xuất hiện một tổ ong mật. Đàn ong bay lượn trong nắng mai, những đôi cánh mỏng manh khẽ rung lên, hòa cùng làn gió nhẹ, tạo nên bản nhạc du dương. Tôi lặng lẽ dõi theo, chợt cảm thấy lòng mình cũng rung lên theo nhịp điệu ấy, một sự đồng điệu vô hình.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Trần Ngọc Nhung (bìa trái) trao bằng xếp hạng di tích cho địa phương. Ảnh: Minh Châu

Xã Phú Cần đón nhận bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh và tổ chức lễ giỗ tiền hiền

(GLO)- Ngày 23-6, UBND xã Phú Cần (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh “Đền thờ tiền hiền làng Phú Cần”, kết hợp lễ giỗ tiền hiền-nghi lễ truyền thống hàng năm của địa phương ghi nhớ công lao của các bậc tiền nhân có công mở đất, lập làng.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Chiếc máy đánh chữ. Ảnh: nguồnbaogialai.com.vn

Chiếc máy đánh chữ

(GLO)- Những chiếc máy đánh chữ quen thuộc một thời đã trở nên xưa cũ, thậm chí mất tăm mất dạng, có chăng chỉ còn hiện diện trong tiệm lạc xoong, đồ cũ dành cho giới sưu tầm tìm đến “níu kéo” quá khứ.

null