Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Là đại diện của nền điêu khắc dân gian Tây Nguyên, tượng gỗ mang giá trị biểu đạt cao về đời sống và quan niệm thẩm mỹ của đồng bào dân tộc thiểu số. Tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), một hồ sơ nghệ nhân tạc tượng đã được xây dựng với mong muốn gìn giữ và trao truyền vốn quý di sản.

Mai một nghề truyền thống

Lớn lên tại Gia Lai, Thạc sĩ Nông Bằng Nguyên-hiện là nghiên cứu viên chính Viện Dân tộc học và Tôn giáo học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) có sự quan tâm đặc biệt về văn hóa Tây Nguyên, trong đó có tượng gỗ dân gian. Đó là lý do anh bắt tay vào thực hiện đề tài “Xây dựng hồ sơ nghệ nhân để thành lập câu lạc bộ nghề điêu khắc gỗ dân gian nhằm phát triển du lịch cộng đồng, tăng cường sinh kế bền vững cho cộng đồng dân tộc Jrai tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai”.

1360bb39e8005a5e0311-2.jpg
Thạc sĩ Nông Bằng Nguyên trao đổi ý kiến về xây dựng hồ sơ nghệ nhân để thành lập câu lạc bộ nghề điêu khắc gỗ dân gian. Ảnh: Lam Nguyên

Theo khảo sát của Thạc sĩ Nông Bằng Nguyên, tại Pleiku hiện có 19 nghệ nhân tạc tượng, trong đó số người từ 50 tuổi trở lên là 14/19 nghệ nhân, cho thấy sự đứt quãng trong kế thừa. 77% nghệ nhân học nghề theo lối “cha truyền con nối”, nguồn gỗ chủ yếu từ vườn rẫy của gia đình.

Đội ngũ này tuy lớn tuổi nhưng khá linh hoạt khi có 61% nghệ nhân có thể làm ra sản phẩm với các kích cỡ khác nhau theo yêu cầu của khách hàng; 17% có sử dụng máy móc hỗ trợ. Tuy vậy, chỉ 6% nghệ nhân có thu nhập thường xuyên từ nghề tạc tượng. Phần lớn họ đều mong muốn con em học nghề và thành lập câu lạc bộ nghề điêu khắc gỗ dân gian, nhóm nghề để phát triển nghề truyền thống. Thạc sĩ Nông Bằng Nguyên nhận định, nếu lứa nghệ nhân kế cận tận dụng tốt lợi thế từ mạng xã hội, vừa đổi mới sáng tạo vừa chuyển đổi số thì sẽ quảng bá tốt sản phẩm.

b9a233944fadfdf3a4bc.jpg
Nghệ nhân tạc tượng của TP. Pleiku tham gia một hội thi. Ảnh: Lam Nguyên

Cần quảng bá sản phẩm là bởi tại Pleiku hiện nay, tượng gỗ đang dần thoát ly không gian cộng đồng để trở thành sản phẩm được du khách quan tâm, trong đó có mô hình tượng thu nhỏ. Nghệ nhân Ksor Vân (làng Kép, phường Đống Đa) chia sẻ về sự thay đổi này: “Ngày xưa nghệ nhân tạc tượng theo tâm trạng, ngày nay tạc tượng còn để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch. Nhưng nghề này đang mai một nên chúng tôi mong muốn truyền nghề, xây dựng câu lạc bộ ở các thôn làng”. Nghệ nhân Rơ Châm Vết (cùng làng) cũng hy vọng, nếu gắn kết làng này với làng kia, đa dạng sản phẩm để mang lại sinh kế thì không những duy trì mà còn khơi dậy được nghề tạc tượng.

Những bước đi cần thiết

Tại buổi tọa đàm về đề tài “Xây dựng hồ sơ nghệ nhân để thành lập câu lạc bộ nghề điêu khắc gỗ dân gian nhằm phát triển du lịch cộng đồng, tăng cường sinh kế bền vững cho cộng đồng dân tộc Jrai tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai” do Viện Dân tộc học và Tôn giáo học phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức mới đây, các đại biểu, nghệ nhân cũng đã trao đổi nhiều nội dung gồm: Hiện trạng đội ngũ nghệ nhân điêu khắc gỗ dân gian Jrai; thách thức, khó khăn và mong muốn của đồng bào Jrai trong bảo tồn nghề thủ công truyền thống.

Các ý kiến còn thảo luận về cơ sở pháp lý trong việc hình thành câu lạc bộ; vai trò của nghề thủ công trong việc phát triển du lịch cộng đồng, tăng cường sinh kế bền vững; xây dựng kinh nghiệm truyền dạy, chia sẻ kiến thức, tinh hoa và đặc trưng của nghề điêu khắc gỗ dân gian để bảo tồn, phát huy.

a7eec5348e0d3c53651c.jpg
Điêu khắc gỗ dân gian được nhận định là di sản văn hóa đặc sắc. Ảnh: Lam Nguyên

Chủ trì buổi tọa đàm, Tiến sĩ Nguyễn Thái Bình-Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy khẳng định: Điêu khắc gỗ dân gian Jrai là di sản văn hóa đặc sắc, thể hiện chiều sâu tâm linh, tín ngưỡng và thẩm mỹ của cộng đồng. Những tác phẩm điêu khắc gắn liền với nhà mồ, lễ hội, đời sống tâm linh… là minh chứng sống động cho bản sắc độc đáo của người Jrai.

“Việc xây dựng hồ sơ nghệ nhân để thành lập câu lạc bộ nghề điêu khắc gỗ dân gian là bước đi cần thiết và cấp bách nhằm tôn vinh, ghi nhận, tạo điều kiện cho các nghệ nhân tiếp tục gìn giữ, lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc. Không những xây dựng không gian giao lưu, phát triển nghề mà điều này còn mở ra cơ hội phát triển du lịch cộng đồng, tạo sinh kế bền vững…”-Tiến sĩ Nguyễn Thái Bình nhận định.

Nhiều năm theo đuổi đề tài nghiên cứu về tượng gỗ dân gian, Thạc sĩ Hoàng Thị Thanh Hương (Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy) nêu những thách thức không nhỏ trong việc gìn giữ, phát huy nghề điêu khắc gỗ dân gian. Danh sách thống kê mới nhất về đội ngũ nghệ nhân tạc tượng tại các thôn làng trên địa bàn tỉnh cho thấy: số nghệ nhân tuổi từ 55 trở lên chiếm đến hơn 70%; lớp nghệ nhân dưới 40 tuổi rất ít (chỉ chiếm 10%). Cùng với đó thị hiếu thẩm mỹ thay đổi; lớp trẻ không mấy mặn mà với nghề truyền thống…

“Song không vì thế mà chúng ta không tích cực hỗ trợ để tạo mọi điều kiện tốt nhất cho loại hình tượng gỗ được sống lâu bền trong đời sống dân gian và tiếp tục phát huy giá trị”-Thạc sĩ Hoàng Thị Thanh Hương nêu quan điểm.

37e1515d2e649c3ac575.jpg
Số nghệ nhân tạc tượng tuổi từ 55 trở lên chiếm đến hơn 70% là thách thức không nhỏ trong công tác gìn giữ, bảo tồn nghề truyền thống. Ảnh: Lam Nguyên

Những cách bảo tồn thiết thực mà chị đề xuất bao gồm: Đề xuất Viện Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên nên xây dựng một website có tên “Điêu khắc dân gian Tây Nguyên” để tăng cường quảng bá; Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam nên đưa ra những tiêu chí phù hợp hơn để có thể xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân dân gian” cho một số nghệ nhân tạc tượng giỏi, bên cạnh đó cần có chế độ, chính sách thỏa đáng động viên đội ngũ này.

Cũng theo Thạc sĩ Hoàng Thị Thanh Hương, trong khi chờ đợi sự công nhận của tổ chức quốc tế, tỉnh cần làm hồ sơ đề nghị công nhận tượng gỗ dân gian là Di sản văn hóa. Đặc biệt, cần gắn hoạt động điêu khắc và sản phẩm điêu khắc với các hoạt động du lịch. Cụ thể là thành lập các làng du lịch truyền thống hoặc chọn thế mạnh của từng làng mà phát triển ngành nghề du lịch (đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng...). Chỉ khi tượng gỗ trở thành một loại hàng hóa có thể đem lại sinh kế bền vững cho nghệ nhân, giúp những nghệ nhân giỏi sống được bằng nghề thì khi đó mới bảo tồn được nghề tạc tượng truyền thống.

Có thể bạn quan tâm

NHÀ THƠ ĐÀO AN DUYÊN: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

Nhà thơ Đào An Duyên: Thiết tha giữ lại những xanh tươi cuộc đời

(GLO)- Với nhà thơ Đào An Duyên, đọc và viết chính là hành trình nuôi chữ. Trong hành trình ấy, chị chọn một lối đi riêng, chắt chiu xúc cảm, gửi tiếng lòng vào từng con chữ với niềm mong giữ lại những xanh tươi cuộc đời, từ đó góp thêm một giọng thơ giàu hương sắc cho văn chương Gia Lai.

BẢO TỒN CÁC KỊCH BẢN TIÊU BIỂU CỦA HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

Bảo tồn các kịch bản tiêu biểu của hát bội Bình Định: Nên tìm hướng đi mới, phù hợp thực tế

(GLO)- Hát bội Bình Định là một di sản văn hóa đặc sắc với nhiều vở tuồng kinh điển như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Ngũ hổ Bình Tây, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo (còn có tên khác là Chém cáo, Cổ miếu vãn ca) của Nguyễn Diêu, Trầm hương các, Diễn võ đình và Cổ thành… của Đào Tấn.

Mùa dã quỳ xanh lá

Mùa dã quỳ xanh lá

(GLO)- Những ngày này, dạo quanh các cung đường từ xã Đak Đoa về phường Pleiku, từ xã Bàu Cạn đi xã Ia Dom, thi thoảng, tôi gặp những vạt dã quỳ mướt xanh vươn mình đón gió. Lại thấy, mùa dã quỳ xanh lá ngân hoài một vẻ đẹp riêng.

Ông từ giữ đình cứu sống cây đa cổ thụ

Ông từ cứu sống cây đa cổ thụ ở An Khê đình

(GLO)- Vô tình bị lửa “thiêu”, cây đa cổ thụ phía sau An Khê đình (Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, phường An Khê) suy yếu dần, có nguy cơ bị chết. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Ngô Văn Đường-Câu đình (người trông giữ, hương khói đình làng) đã cứu sống cây đa này.

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Gánh cá của mẹ

Gánh cá của mẹ

(GLO)- Sáng sớm, khi chú gà trống choai cất tiếng gáy đầu tiên hòa vào tiếng thuyền chài khua nước ngoài sông, mẹ đã thức dậy. Bên ánh lửa bập bùng từ bếp củi, mẹ lặng lẽ chuẩn bị cho một ngày ra chợ. Hôm nay, mẹ lại gánh cá ra chợ huyện.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
null